Ngăn chặn “ma men” điều khiển phương tiện:

Cần chấn chỉnh từ hành vi đến hành lang pháp lý

(LĐTĐ) Tác hại của rượu, bia trong việc bảo đảm an toàn giao thông đã được thực tế chỉ rõ qua hàng loạt các sự việc có hậu quả nghiêm trọng. Đáng chú ý, hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sau khi sử dụng rượu bia dù nhiều ý kiến bày tỏ ủng hộ việc hình sự hoá hành vi này song việc có một quy định riêng rẽ về tội danh của hành vi này lại đang gặp nhiều vướng mắc.
can chan chinh tu hanh vi den hanh lang phap ly Chính thức cấm xúi giục, ép người khác uống rượu bia
can chan chinh tu hanh vi den hanh lang phap ly Cần tạo chuyển biến nhận thức của người dân về tác hại của rượu, bia
can chan chinh tu hanh vi den hanh lang phap ly Sẽ quản lý chặt việc quảng cáo, khuyến mại, tài trợ rượu, bia
can chan chinh tu hanh vi den hanh lang phap ly
Tệ nạn rượu, bia đang diễn ra tràn lan, khó kiểm soát

Chỉnh đốn hành vi

Rất nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra đều bắt nguồn từ bia rượu. Do say xỉn không làm chủ được tay lái, xử lý tình huống kém, nhiều người đã gieo những án “tử” không hẹn trước cho những người tham gia giao thông khác và cả chính mình. Cần phải khẳng định, tác hại của rượu, bia trong việc bảo đảm an toàn giao thông đã được thực tế chỉ rõ qua hàng loạt các sự việc có hậu quả nghiêm trọng.

Tuy nhiên, hiện nay không ít người vẫn coi nhẹ, thờ ơ hoặc không hề quan tâm tới tác hại của rượu bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Họ vẫn vô tư uống và sẵn sàng “leo” lên xe và lái đi, bất chấp mối nguy hiểm mà họ có thể mang lại.

Bày tỏ quan điểm về vấn đề này TS. Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giao thông vận tải Việt Đức (Trường Đại học Việt Đức) cho biết, số liệu thống kê trong số các vụ tai nạn giao thông do uống rượu bia lái xe, tỉ lệ người xe máy chiếm từ 70 - 90% số vụ. Trong đó, tỉ lệ nam giới gây ra là 80 - 90%.

Thời điểm xảy ra tai nạn liên quan đến uống rượu, bia thường diễn ra vào buổi tối thuộc khung giờ 18h - 24h. Nghiêm trọng hơn, theo quan trắc hành vi tại các nhà hàng, quán nhậu cho thấy, tỉ lệ thực khách tự điều khiển phương tiện sau khi uống rượu bia chiếm tỉ lệ 68% (xe máy 62%, ô tô 6%). Khoảng 40% người đi nhậu ra về trong tình trạng bị say.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của việc lạm dụng đồ uống có cồn đến hành vi điều khiển mô tô, xe máy tại Việt Nam được Trung tâm nghiên cứu Giao thông vận tải Việt Đức thực hiện cho thấy, tại các nhà hàng, quán nhậu cho thấy, trong số tỉ lệ thực khách tự điều khiển phương tiện sau khi uống rượu bia thì có đến 98% trường hợp không đội mũ bảo hiểm, 74% người điều khiển đi ngược chiều, 64% trường hợp không bật xi nhan khi điều khiển phương tiện.

TS. Vũ Anh Tuấn cho biết, những nạn nhân nghĩ mình vẫn “bình thường” đủ khả năng điều khiển xe máy ra về thì lại có tỷ lệ bị chấn thương nặng cao hơn những nạn nhân cảm thấy “không bình thường”. Nói cách khác, khi sử dụng nhiều rượu bia, bản thân những người say thường không nhận thức được là mình say.

Từ những nghiên cứu, khảo sát này TS. Vũ Anh Tuấn đề nghị cơ quan chức năng cần siết chặt sự quản lý, ngăn chặn kịp thời nguy cơ tai nạn giao thông từ người sử dụng bia rượu trước khi lái xe bằng cách đưa nồng độ cồn trong máu về mức “zero” đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, hiện nay mức này đang là 50mg/100ml máu.

Cần phải để người dân hiểu rằng sử dụng một cốc bia thôi thì khả năng gây tai nạn giao thông đã tăng 3 lần so với bình thường. Đồng quan điểm này, bà Lê Minh Châu – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội An toàn giao thông Việt Nam cũng đề nghị cần xem xét tăng cường công tác tuyền truyền đã uống rượu bia thì không lái xe. Đặc biệt, cơ quan chức năng cần siết chặt sự quản lý, ngăn chặn kịp thời nguy cơ tai nạn giao thông từ người sử dụng bia rượu trước khi lái xe.

Khai thông việc xử lý hình sự

Thực tế, pháp luật nhiều nước trên thế giới quy định hình thức xử lý nghiêm khắc đối với tài xế lái xe uống rượu bia. Chẳng hạn, pháp luật Trung Quốc quy định mức cồn trong máu từ trên 0,08%, dù chưa gây tai nạn, người vi phạm có thể bị phạt tù 3 năm và bị cấm lái xe trong 5 năm. Nếu tài xế gây thương tích nghiêm trọng hoặc làm chết người, giấy phép lái xe sẽ bị đình chỉ vĩnh viễn.

can chan chinh tu hanh vi den hanh lang phap ly
Lực lượng chức năng kiểm tra nồng độ cồn của các lái xe

Ở Singapore, nếu lái xe có nồng độ cồn trên 0,35 mg/lít khí thở, sẽ bị phạt tiền lên đến 5.000 SGD (tương đương 3.600 USD hay 85 triệu đồng) và đối diện với 6 tháng tù giam. Nếu tái phạm lần hai, tài xế sẽ bị phạt tù từ 6 - 12 tháng và phạt tiền từ 3.000 - 10.000 SGD (từ 50 - 130 triệu đồng). Tài xế tái phạm lần ba sẽ bị phạt 30.000 SGD (510 triệu đồng) và 3 năm tù cùng tước bằng lái vĩnh viễn.

Với Hàn Quốc, luật pháp quy định rất nghiêm khắc, nồng độ cồn vượt mức 0,05 mg/lít khí thở, ngay cả không gây tai nạn thì lái xe đã bị quy vào tội hình sự, phạt tù 3 năm và 10 triệu won (khoảng 8.800 USD hay 206 triệu đồng), bằng lái sẽ bị thu hồi hoặc đình chỉ tùy thuộc vào mức độ. Ngoài ra, nếu chống lại yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn cũng bị coi là tội hình sự. Nếu không có lý do chính đáng, người lái xe không tuân thủ yêu cầu của cảnh sát sẽ bị bắt ngay lập tức.

Tại Việt Nam, hiện theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự đã có quy định xử lý hình sự đối với người uống rượu bia tham gia giao thông. Tuy nhiên, theo quy định này, thì hành vi sử dụng rượu bia chỉ được coi là tình tiết tăng nặng mà không phải là một tội danh riêng. Không những vậy, chỉ người nào sử dụng rượu bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt mức quy định và có gây ra hậu quả thì mới bị truy cứu.

Theo một số chuyên gia thì việc chỉ căn cứ vào hậu quả của hành vi sử dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông mới có thể xử lý hình sự đã không đảm bảo tính kịp thời, không phù hợp với thực tế hiện nay và không đảm bảo tính răn đe và phòng ngừa.

Chẳng hạn, tuy Khoản 4, Điều 260 Bộ luật Hình sự cũng có quy định về hành vi có khả năng thực tế gây hậu quả cũng có thể xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, việc áp dụng điều này trong thực tiễn còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, hầu như các văn bản quy phạm hiện nay đều định hướng xử lý hành vi sử dụng rượu bia theo hướng xử lý vi phạm hành chính.

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và Nghị định 46 của Chính phủ, người điều khiển phương tiện vẫn được phép tham gia giao thông nếu trong máu có nồng độ cồn dưới 50mg/100ml máu. Khi người điều khiển có nồng độ cồn vượt quy định, thì cũng chỉ bị phạt tiền và các hình phạt bổ sung khác như: Tạm giữ phương tiện, tước bằng lái có thời hạn.

Một số ý kiến cho rằng, cần nâng mức xử phạt hành chính với hành vi sử dụng rượu, bia của Nghị định 46 như: Tăng mức phạt tiền, tăng thời gian tạm giữ phương tiện, tước bằng lái. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là biện pháp xử lý hành chính, chưa phải là biện pháp răn đe mạnh tay nhằm chấm dứt hành vi lái xe sau khi sử dụng rượu, bia.

Mới đây, Quốc hội thông qua Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (có hiệu lực từ 1/1/2020) trong đó có quy định nghiêm cấm hành vi sử dụng bia rượu khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Đây có thể coi là một “điểm sáng” cho các nhà làm luật sử dụng đó như một nguồn luật để điều chỉnh theo hướng “tội phạm hóa” hành vi sử dụng rượu, bia rồi điều khiển phương tiện giao thông.

Tuy nhiên, các văn bản, quy định hiện hành vẫn chưa có sự đồng bộ cho việc xử lý hành vi điều khiển phương tiện sau khi sử dụng rượu, bia theo hướng hình sự. Theo Luật sư Hoàng Văn Hướng, để xử lý hình sự đối với hành vi lái xe sau khi sử dụng rượu bia thì cần phải “nối” 3 văn bản luật với nhau, đó là Bộ luật Hình sự, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 46.

Cụ thể, Quốc hội có thể thông qua một nghị quyết hướng dẫn thi hành Khoản 4 Điều 260 Bộ luật Hình sự. Hoặc Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao có thể tổng kết thông qua thực tế xét xử để xây dựng nghị quyết hướng dẫn thi hành Khoản 4 Điều 260 Bộ luật Hình sự. Một biện pháp nữa là một Bộ hoặc một số Bộ liên quan ban hành Thông tư hoặc Thông tư liên tịch để có thể tạo ra chế tài xử lý hình sự hành vi lái xe khi có nồng độ cồn nhất định.

Trong khi các biện pháp, khung pháp lý để xử lý “ma men” dần hoàn thiện thì hơn hết, việc giáo dục, tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng để người dân hiểu và thực hiện là biện pháp quan trọng, thường xuyên. Về pháp lý, trong tình hình vi phạm còn phức tạp như hiện nay, việc sửa đổi, bổ sung, nâng cao mức xử phạt là cần thiết. Trong áp dụng pháp luật, cần đảm bảo tính thống nhất, tránh dân sự hóa các vụ án hình sự về tai nạn giao thông, khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm các vụ án do lái xe uống rượu bia gây ra nhằm tăng tính răn đe, phòng ngừa.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri thị xã Sơn Tây trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri thị xã Sơn Tây trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/4, tại hội trường Ủy ban nhân dân (UBND) xã Đường Lâm, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, đơn vị bầu cử số 7 đã tiếp xúc với hơn 100 cử tri thị xã Sơn Tây trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Cùng dự hội nghị có lãnh đạo một số sở, ngành Thành phố; lãnh đạo Thị xã.
Tháng Công nhân, nhiều hoạt động hướng về người lao động

Tháng Công nhân, nhiều hoạt động hướng về người lao động

(LĐTĐ) Với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết”, Tháng Công nhân năm 2024 được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông triển khai tới các cấp Công đoàn trên địa bàn quận với nhiều hoạt động sôi nổi; trong đó, trọng tâm của các hoạt động là hướng về đoàn viên, người lao động.
Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

(LĐTĐ) Sau 7 năm đi vào hoạt động, Phố Sách Hà Nội (phố 19/12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã trở thành không gian văn hóa, sinh hoạt giáo dục truyền thống phục vụ công chúng và những người yêu sách Thủ đô, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước quyết định đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung cho thị trường. Đây cũng được coi là giải pháp nhằm giảm bớt sự mất cân đối cung - cầu. Liệu rằng sắp tới giá vàng sẽ “ngừng nhảy múa” và “giảm nhiệt”?
Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại trụ sở Báo Kinh tế Đô thị đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” do Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp triển khai.
Đảm bảo đúng đối tượng mua nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Đảm bảo đúng đối tượng mua nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Nhằm đảm bảo đúng đối tượng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành Quyết định về Quy chế phối hợp giữa Sở Xây dựng, Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế Thành phố, UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện trong công tác cung cấp thông tin của đối tượng mua, thuê, thuê mua NƠXH và chế độ hậu kiểm.
Khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong học sinh

Khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong học sinh

(LĐTĐ) Sự kiện “Adventure with words - Phiêu lưu cùng con chữ” vừa diễn ra tại Trường Tiểu học Lômônôxốp Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh.

Tin khác

Cao tốc Nha Trang - Cam Lâm: Mức phí cao nhất 311.000 đồng mỗi lượt

Cao tốc Nha Trang - Cam Lâm: Mức phí cao nhất 311.000 đồng mỗi lượt

(LĐTĐ) Từ ngày 26/4, cao tốc Nha Trang - Cam Lâm sẽ thu phí với mức gần 82.000 - 311.000 đồng mỗi lượt, tùy loại xe.
Đồng Nai: Mở đợt cao điểm giải phóng mặt bằng cho các công trình giao thông

Đồng Nai: Mở đợt cao điểm giải phóng mặt bằng cho các công trình giao thông

(LĐTĐ) Nhằm đẩy nhanh giải phóng mặt bằng cho các công trình giao thông trên địa bàn, nhất là các công trình giao thông trọng điểm, ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai cùng các lãnh đạo chủ chốt của tỉnh này vừa có buổi làm việc với đại diện các ban, ngành, các công trình, dự án trên địa bàn.
Sẽ xây dựng trung tâm logistics tại Khu công nghệ cao TP.HCM

Sẽ xây dựng trung tâm logistics tại Khu công nghệ cao TP.HCM

(LĐTĐ) Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong Kế hoạch 2076 về Phát triển ngành logistics trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2024-2025 vừa được Ủy ban nhân dân TP.HCM ban hành.
Hà Nội: Mưa đá kèm giông lớn, nhiều cây xanh gãy đổ ngang đường

Hà Nội: Mưa đá kèm giông lớn, nhiều cây xanh gãy đổ ngang đường

(LĐTĐ) Tối 20/4, mưa lớn kèm giông lốc, sét xuất hiện tại khu vực Hà Nội gây ngập úng cục bộ, nhiều nơi có hiện tượng mưa đá.
Ngọn lửa thiêu rụi xưởng in quảng cáo trong cơn mưa lớn

Ngọn lửa thiêu rụi xưởng in quảng cáo trong cơn mưa lớn

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra tại căn nhà cấp 4, ngõ 139 phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm. Ngọn lửa bốc lên ngùn ngụt phía trong kèm nhiều tiếng nổ lớn. Đáng chú ý, thời điểm xảy ra cháy, Hà Nội đang có mưa lớn, kèm sấm sét...
TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ triển khai các giải pháp, từ duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ đến phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

(LĐTĐ) Để tiện cho lưu giữ giấy tờ, nhiều người đã ghép bằng lái ô tô và xe máy vào một thẻ PET, nhưng trong quá trình sử dụng lại nảy sinh nhiều bất tiện, do đó có nhu cầu tách hai loại giấy tờ này.
TP.HCM: Đốn hạ hơn 400 cây xanh sẽ để làm tuyến Metro số 2

TP.HCM: Đốn hạ hơn 400 cây xanh sẽ để làm tuyến Metro số 2

(LĐTĐ) Có tổng cộng 453 cây xanh bị ảnh hưởng trong phạm vi dự án Metro số 2 Bến Thành - Tham Lương. Trong số này có 404 cây sẽ bị đốn hạ, 49 cây còn lại sẽ được di dời.
Phát triển giao thông công cộng để giảm ùn tắc: Biến quyết tâm thành hành động

Phát triển giao thông công cộng để giảm ùn tắc: Biến quyết tâm thành hành động

(LĐTĐ) Vấn đề hạn chế xe cá nhân tại các đô thị lớn như Hà Nội đã được các ngành chức năng đặt ra từ lâu nhưng đến thời điểm này vẫn chưa đạt được bước tiến nào rõ rệt. Đáng lo ngại hơn, vấn nạn ùn tắc giao thông tại Thủ đô đang có dấu hiệu phức tạp hơn. Nhiều chuyên gia giao thông cho rằng, ngoài mở rộng hạ tầng thì giải pháp cốt lõi cho vấn đề này nằm ở việc phát triển giao thông công cộng.
Kiên quyết xử lý xe tự chế khi tham gia giao thông để phố xá văn minh

Kiên quyết xử lý xe tự chế khi tham gia giao thông để phố xá văn minh

(LĐTĐ) Tình trạng xe ba bánh, xe tự chế... không đảm bảo về kết cấu, hệ thống phanh, đèn chiếu sáng thường chở hàng hóa cồng kềnh, quá khổ, che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn. Việc xử lý những loại xe này là cần thiết để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, đồng thời góp phần tạo hình ảnh văn minh đô thị trên địa bàn Thành phố.
Xem thêm
Phiên bản di động