Cái giá “đổ” ra đường lớn lắm, đừng chủ quan

(LĐTĐ) Vẫn biết nhu cầu của con người dường như không có giới hạn. Khi chúng ta đã đủ ăn, đủ mặc thì lại thích có nhiều tiền, sử dụng, sở hữu nhiều loại tài sản đắt giá, tiện nghi, làm và hưởng thụ những gì mình thích. Song khi thiên tai, dịch họa ập đến, những nhu cầu “xa xỉ” bỗng chốc tan biến. Lúc này cái mà chúng ta cần đến là sự an toàn, sức khỏe và các nhu yếu phẩm thiết yếu để phục vụ sự sống như năng lượng, lương thực, thuốc men.    
cai gia do ra duong lon lam dung chu quan Đẩy mạnh tuyên truyền, xử lý các trường hợp vi phạm cách ly xã hội
cai gia do ra duong lon lam dung chu quan Chủ tịch Hà Nội kêu gọi người dân thực hiện giãn cách xã hội nghiêm túc trong 5 ngày tới
cai gia do ra duong lon lam dung chu quan Chống dịch Covid-19: Đừng để trả giá đắt vì sự chủ quan, lơ là
cai gia do ra duong lon lam dung chu quan Những hình ảnh vi phạm quy định cách ly xã hội cần lên án
cai gia do ra duong lon lam dung chu quan
Nhiều người đang trong thời gian thực hiện cách ly xã hội vẫn "đổ" ra đường khiến việc kiểm soát dịch Covid- 19 trở nên khó khăn (ảnh M.Phương)

Đại dịch Covid-19 do chủng virus SARS- CoV-2 gây ra khiến toàn thế giới đã và đang lâm vào cuộc khủng hoảng y tế, xã hội và kinh tế nghiêm trọng nhất từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay. Số người nhiễm virus liên tục gia tăng, số người chết do virus cũng vậy. Virus SARS- CoV-2 có sức tàn phá khủng khiếp cả độ nguy hiểm lẫn quy mô (không gian) mà hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa nghiên cứu, sản xuất được vác-xin để ngăn ngừa. Bởi vậy, dù có nhiều khác biệt trong phòng, chống trước đây giữa các quốc gia, song đến nay tất cả các nhà khoa học và Chính phủ các nước trên toàn thế giới đều dường như thống nhất phương pháp tốt nhất để hạn chế sự lây lan của virus trong cộng đồng là thực hiện giãn cách xã hội và đeo khẩu trang.

Sở dĩ thực hiện giãn cách xã hội và bắt buộc đeo khẩu trang bởi vì theo nghiên cứu của các nhà khoa học virus SARS- CoV-2 lây lan qua đường hô hấp. Chẳng hạn, một người bị nhiễm Covid-19, khi vô tình thở mạnh, hay hắt hơi thì đồng thời virus cũng bị “tuồn” ra ngoài theo những giọt nước bắn ra từ miệng. Bởi vậy, giữ khoảng cách 2- 3 mét, kết hợp với đeo khẩu trang khi đi ra đường, trong phòng là biện pháp tốt nhất để hạn chế lây lan của virus.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, nhằm hạn chế mức độ lây nhiễm dịch Covid-19 một cách thấp nhất, trong tầm kiểm soát của Chính phủ, vào ngày 31/3, Thủ tướng đã ký ban hành Chỉ thị 16 về cách ly xã hội trên phạm vi toàn quốc có hiệu lực từ ngày 1/4 đến ngày 15/4 (biện pháp để làm giãn cách xã hội - PV). Những ngày đầu ở những đô thị lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, người dân, cộng đồng doanh nghiệp thực hiện rất nghiêm túc. Song kể từ ngày 7/4 đến nay, khi các số ca mắc mới có xu hướng giảm, đồng thời số người khỏi bệnh ngày càng tăng, xu hướng chủ quan của không ít người dân cũng bắt đầu tăng lên. Bất chấp những khuyến cáo của các nhà khoc học, các cơ quan quản lý, báo chí, nhiều người dân vẫn “đổ” ra đường để thực hiện những việc không cấp thiết. Không chỉ “đổ” ra đường mà không ít người còn tranh thủ thời gian thực hiện giãn cách xã hội để tụ tập ăn nhậu.

Vì sao người ta vẫn cứ đổ ra đường và ngang nhiên ra đường? Đây chính là vấn đề cần bàn, cần nhìn nhận nghiêm túc để thực thi Chỉ thị 16 của Thủ tướng về cách ly xã hội một cách tốt nhất. Theo Chỉ thị của Thủ tướng, những ngành nghề đặc thù thì mới tiến hành làm việc tại cơ quan, đi kèm đó những lĩnh vực, dịch vụ như ngân hàng, siêu thị bán nhu cầu yếu phẩm, quán bán thuốc, chợ dân sinh…thì được phép mở cửa. Tất cả phải làm việc online.

Tuy nhiên, có một thực tế, sau tuần đầu thực hiện cách ly xã hội thì không ít cơ quan, đơn vị đã cho nhân viên đi làm trở lại. Trong khi, những công việc này có thể vẫn làm việc online bình thường. Bạn tôi làm cho một doanh nghiệp trong nước “than trời” rằng, trong khi cả nước thực hiện cách ly xã hội, thì “sếp” trưởng phòng vẫn bắt nhân viên đến cơ quan làm việc bình thường. Điều này chứng tỏ, việc thực hiện cách ly xã hội còn phải phụ thuộc vào ý chí của người đứng đầu đơn vị, doanh nghiệp. Cán bộ, nhân viên chẳng ai muốn “đổ” ra đường đi làm, nhưng vì cơ quan, doanh nghiệp không cho nghỉ làm ở nhà thì tất nhiên vì đồng lương phải đi làm là tất yếu.

Cạnh đó, do nhiều người còn hiểu Chỉ thị chỉ mang tính khuyến cáo, chưa có chế tài xử lý về việc thực hiện giãn cách xã hội, nên rất nhiều người làm công việc tự do (kinh doanh, làm thuê…) vẫn ra đường đi làm bình thường. Khi chúng tôi hỏi một số người, tại sao lại đi làm, đi ra đường những ngày này? Câu trả lời nhận được thường là: “Bệnh, dịch ai chả sợ. Nhưng không đi làm lấy gì mà sống? Không đi làm ở nhà có mà chết đói à?”. Rồi lại có người cơ quan cho nghỉ làm việc online, nhưng “nỗi nhớ” tụ tập vẫn ở trong huyết quản, thế là hàng quán không mở thì tụ tập đến nhà một ai đó… Cứ thế đường phố ngày một đông, bất chấp đang trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội!

Trở lại với vấn đề thiên tai, dịch họa, khi những “tai ương” này đến thì mọi thứ khác đều không còn là xa xỉ. Mà xa xỉ lúc này cũng chính là cái quan trọng tối cần thiêt nhất là năng lượng, lương thực, thực phẩm và thuốc men. Ở Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng những ngày thực hiện việc cách ly xã hội, những thứ này không thiếu. Điện không bao giờ bị cắt, cửa hàng xăng, dầu, ga vẫn hoạt động bình thường; hàng hóa, nhu yếu phẩm tại các chợ dân sinh, hệ thống siêu thị vô cùng dồi dào. Nghĩa là dân không bao giờ bị rét hay bị nóng, bị đói. Với những người lao động bị mất việc, người yếu thế trong xã hội, thực hiện chủ trương của Đảng, ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 9/4, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết gói hỗ trợ an sinh xã hội trị giá 62.000 tỉ đồng để giúp các nhóm trên vượt qua khó khăn trong vòng 3 tháng, bắt đầu từ 1/4. Còn doanh nghiệp trước mắt nhận gói cứu trợ trị giá 18.0000 tỉ đồng, đi kèm đó ra rất nhiều chính sách ưu đãi. Trong cơn đại dịch, các nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống không thiếu. Các nhóm yếu thế bị ảnh hưởng cao do dịch, Đảng, Nhà nước vô cùng quan tâm, đã ban hành cơ chế, chính sách giúp đỡ rất kịp thời. Đây thực sự là nỗ lực rất lớn và rất ưu việt, nhân văn của Đảng, Nhà nước ta. Ấy vậy chỉ mà có nửa tháng thực hiện cách ly xã hội mà chúng ta lại không thực hiện nghiêm chỉnh thì không có lời lẽ nào diễn tả được sự thất vọng của chính chúng ta.

Hãy nhìn ra thế giới. Bắt đầu từ Singapore, từ tháng 1 đến giữa tháng 3/2020, quốc gia này được thế giới đánh giá là mẫu hình về phòng, chống dịch Covid-19. Số ca mắc Covid-19/ngày cũng như chúng ta hiện nay, không nhiều. Tuy nhiên, bước sang những ngày cuối tháng 3 và tháng tư này, do không quản lý được những F0 (người nhiễm Covid-19), số lây nhiễm trong cộng đồng đã gia tăng chóng mặt. Đến nay đã có hơn 1.000 ca nhiễm buộc Chính phủ Singapore thực hiện nhiều biện pháp nghiêm ngặt, còn kinh tế thiêt hại rất lớn. Còn các quốc gia phương Tây và Mỹ do lúc đầu không thực hiện giãn cánh xã hội và đeo khẩu trang, nên dù hiện tại Chính phủ đã điều chỉnh chính sách bằng việc thực thi các biện pháp mạnh như phong tỏa, giãn cách, cấm tụ tập đông người hay thực hiện đeo khẩu trang khi đi ra ngoài thì đã muộn, số người bị nhiễm và bị tử vong đang ngày càng quá lớn. Hình ảnh bệnh viện quá tải, số ca tử vong tăng cao… ngày nào cũng “đập” vào mắt nhiều người Việt Nam chúng ta, nhưng không hiểu sao vẫn nhiều người dường như không biết sợ!

cai gia do ra duong lon lam dung chu quan
Nếu chúng ta không cộng đồng trách nhiệm, thực thi việc cách ly xã hội nghiêm túc, thì nguy cơ lây bệnh rất lớn và chính chúng ta là người gánh hậu quả đầu tiên (ảnh khu chăm sóc đặc biệt bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại BV Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2- VOV)

Bài học về sự chủ quan trong phòng, chống dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu là “tấm gương” để mỗi chúng ta nhìn lại chính mình. Trong lúc Đảng, Nhà nước, toàn quân và toàn hệ thống chính trị đang nỗ lực cao nhất để phòng, chống tiến tới đẩy lùi dịch bệnh nhằm tạo sự an toàn và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân thì không có lý do gì mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, người dân lại không cộng đồng trách nhiệm, chung tay với Đảng, Nhà nước trong việc phòng chống này. Yêu nước thời dịch bệnh không phải như thời chiến tranh là hãy ra chiến trường, mà yêu nước mùa Covid-19 “xin hãy ở nhà và giãn cách xã hội”. Vậy thôi, sao khó thế?

Chúng ta đang cố gắng để được bình yên, chúng ta đang cố gắng để không có nhiều ca mắc mới, đặc biệt là những ca mắc lây lan trong cộng đồng do mất dấu vết F0. Để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của chính bản thân mình xin đừng “đổ” ra đường và hãy thực hiện giãn cánh xã hội!

Hà Lê

Nên xem

Đề xuất người tham gia bảo hiểm tự nguyện được hưởng thêm hai chế độ

Đề xuất người tham gia bảo hiểm tự nguyện được hưởng thêm hai chế độ

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã đề xuất bổ sung chế độ trợ cấp thai sản khi sinh con và bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động cho người tham gia bảo hiểm tự nguyện.
Phát hiện trên 1 tấn thực phẩm không rõ xuất xứ tại chợ Tam Hiệp

Phát hiện trên 1 tấn thực phẩm không rõ xuất xứ tại chợ Tam Hiệp

(LĐTĐ) Vụ việc được Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 17, Cục QLTT thành phố Hà Nội phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03) Công an thành phố Hà Nội kiểm tra, phát hiện trong thời gian triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024...
Mời bạn đọc đặt câu hỏi giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về ATVSLĐ và pháp luật lao động”

Mời bạn đọc đặt câu hỏi giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về ATVSLĐ và pháp luật lao động”

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, Báo Lao động Thủ đô sẽ phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”. Trân trọng mời quý bạn đọc theo dõi và tham gia gửi câu hỏi để các chuyên gia trả lời.
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

(LĐTĐ) Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước để điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ và giải pháp chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối. Đồng thời, sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi.
Công đoàn Thủ đô luôn sát cánh, chăm lo đời sống công nhân lao động

Công đoàn Thủ đô luôn sát cánh, chăm lo đời sống công nhân lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, các cấp Công đoàn Hà Nội luôn sát cánh, đồng hành cùng chính quyền, doanh nghiệp tích cực triển khai các phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo. Đồng thời tiếp tục làm tốt công tác chăm lo cho đời sống công nhân lao động, đặc biệt là nhân dịp Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ).
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách với lao động nữ

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách với lao động nữ

(LĐTĐ) Trong quý 2/2024, các cấp Công đoàn quận Thanh Xuân sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác chăm lo, bảo vệ, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách liên quan đến lao động nữ; chủ động tham mưu xây dựng Thỏa ước lao động tập thể, đề xuất những chính sách có lợi hơn quy định pháp luật cho lao động nữ.

Tin khác

Luật hóa khu công nghiệp

Luật hóa khu công nghiệp

(LĐTĐ) Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ, đề xuất 6 nhóm chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của các khu công nghiệp và khu kinh tế trên phạm vi cả nước. Đây là lộ trình nhằm xây dựng luật riêng để thúc đẩy phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế.
Hồi sinh những dòng sông

Hồi sinh những dòng sông

(LĐTĐ) Hà Nội vốn nổi tiếng với hệ thống ao, hồ dày đặc, và cũng “nên thơ” bởi những dòng sông. Ngoài sông Hồng (gọi hệ thống sông lớn), còn có các sông Nhuệ, Kim Ngưu, Tô Lịch... chảy uốn lượn quanh Thành phố.
Chuyện xây trường, mở lớp

Chuyện xây trường, mở lớp

(LĐTĐ) Hà Nội chuẩn bị bước sang những tháng hè, không khí bắt đầu nóng dần lên, song nếu so với không khí tuyển sinh vào lớp 1, lớp 6, lớp 10 hệ thống công lập vẫn chưa thấm vào đâu. “Nóng” tuyển sinh đầu cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đã kéo dài cả thập kỷ qua, xét cho cùng một phần cũng bởi quy mô dân số tăng quá nhanh, “tốc độ” xây mới trường chậm, thậm chí nhiều nơi không chuyển động.
Gấp rút đào tạo nhân lực công nghệ bán dẫn

Gấp rút đào tạo nhân lực công nghệ bán dẫn

(LĐTĐ) Hiện nay các trường đại học, học viện, cao đẳng được thành lập nhiều, các trường cũng được mở thêm nhiều khoa, ngành học mới để đáp ứng nhu cầu của xã hội, đồng thời cải thiện nguồn thu. Tuy nhiên, những trường chuyên về đào đạo (kỹ sư, lao động chất lượng cao….) thiên về công nghệ, trí tuệ nhân tạo, công nghiệp chất bán dẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đây chính là một trong những “điểm nghẽn” cần phải “khai thông” sớm, nếu chúng ta muốn đi tắt, đón đầu trong cuộc đua tăng tốc kinh tế thời 4.0.
Ý thức không tăng, tai nạn khó giảm!

Ý thức không tăng, tai nạn khó giảm!

(LĐTĐ) Trước khi nghị định của Chính phủ về quy định không uống rượu, bia khi tham gia giao thông có hiệu lực, thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho hay, nhiều vụ tai nạn giao thông có liên quan đến lạm dụng bia, rượu. Song khi quy định này được thực thi nghiêm ngặt, đa số các vụ tai nạn giao thông lại do phóng nhanh, vượt ẩu, điều khiển phương tiện trái với quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra.
Vì sao chưa thống nhất?

Vì sao chưa thống nhất?

(LĐTĐ) Theo cơ cấu hiện hành, đối với các ban (cơ quan Đảng), ủy ban (Quốc hội), bộ (cơ quan thuộc Chính phủ) được chia thành các vụ chuyên môn. Đồng thời, nhiều bộ còn có cấp tổng cục, ủy ban. Tuy vậy, hiện vẫn còn không ít cơ quan cấp tổng cục, ủy ban (thuộc bộ), nhưng vẫn duy trì cơ cấu tổ chức cấp vụ, cục. Người đứng đầu cấp vụ vẫn mang “hàm” vụ trưởng.
Cần mở rộng hạn mức chứng nhận quyền sử dụng đất

Cần mở rộng hạn mức chứng nhận quyền sử dụng đất

(LĐTĐ) Luật Đất đai (sửa đổi) mới được thông qua mục đích nhằm sửa đổi, bổ sung một số vấn đề bất cập liên quan đến công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai. Đặc biệt, gỡ nút thắt “xung đột” liên quan đến đất đai, một trong những vấn đề nóng nhất thời gian vừa qua. Còn về phía người dân kỳ vọng, việc thông qua Luật này sẽ giúp họ không còn chạy ngược, chạy xuôi đi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Xuân mới, tỏa rạng thế rồng bay

Xuân mới, tỏa rạng thế rồng bay

(LĐTĐ) Chúng ta đã đón Tết cổ truyền trong không khí chan hòa của mùa xuân mới. Thời tiết đẹp, nhà nhà, người người ai cũng cảm nhận được Tết đoàn viên, dự cảm về một năm mới tốt lành.
“Ngoại giao cây tre” nâng tầm vị thế Việt Nam

“Ngoại giao cây tre” nâng tầm vị thế Việt Nam

(LĐTĐ) Năm 2023, Hà Nội - Việt Nam trở thành một trong những “tâm điểm”của truyền thông thế giới khi chứng kiến hàng loạt chuyến thăm cấp Nhà nước của nhiều nguyên thủ quốc gia; chính khách, tổ chức và lãnh đạo nhiều tập đoàn lớn trên thế giới. Đồng thời, năm 2023 cũng là năm các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước công du nước ngoài theo lời mời của lãnh đạo một số quốc gia, dự nhiều sự kiện quốc tế quan trọng.
Khơi nguồn lực đón vận hội mới

Khơi nguồn lực đón vận hội mới

(LĐTĐ) Xuân mới mang theo vận hội mới đến với đất nước Việt Nam và Thủ đô Hà Nội tươi đẹp. Điều mà chúng ta quan tâm là khơi nguồn lực ra sao để đón vận hội mới, hiện thực hóa khát vọng đất nước hùng cường, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại…
Xem thêm
Phiên bản di động