Bức tranh kinh tế Thủ đô 2017: Lạc quan và kỳ vọng

Tốc độ tăng trưởng năm 2017 sẽ tiếp tục ghi nhận mức tăng cao gấp 1,4-1,5 lần mức tăng trung bình cả nước và đạt khoảng 8,5-9% GDP; trong đó, công nghiệp và dịch vụ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính, đạt tốc độ cao hơn mức tăng GDP, nhất là các ngành công nghiệp và dịch vụ có hàm lượng khoa học-công nghệ và tạo ra các sản phẩm giá trị gia tăng cao.
buc tranh kinh te thu do 2017 lac quan va ky vong Kinh tế Thủ đô dự kiến tăng trưởng cao nhất trong 6 năm trở lại
buc tranh kinh te thu do 2017 lac quan va ky vong Kinh tế Thủ đô tăng trưởng khá
buc tranh kinh te thu do 2017 lac quan va ky vong Đòn bẩy để phát triển kinh tế Thủ đô
buc tranh kinh te thu do 2017 lac quan va ky vong

Vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách (11 tháng năm 2016 đạt 28.638 tỉ đồng, tăng 44,3% so với cùng kỳ năm trước và đạt 94% kế hoạch) sẽ tiếp tục gia tăng, dù tốc độ có thể thấp hơn năm 2016, và đóng vai trò chủ đạo trong phát triển cơ sở hạ tầng, tạo nền tảng định vị và thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng sống người dân.

Hà Nội sẽ tiếp tục là trung tâm hàng hóa bán buôn và bán lẻ lớn thứ 2 cả nước, với tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán ra và doanh thu dịch vụ đạt trên 2.100 nghìn tỉ đồng (11 tháng 2016 đạt 1.940 nghìn tỉ đồng, tăng 9,9% so cùng kỳ).

buc tranh kinh te thu do 2017 lac quan va ky vong

Xuất khẩu của Thủ đô sẽ được cải thiện cả về tốc độ và kim ngạch (11 tháng 2016 xuất khẩu đạt 9.685 triệu USD, tăng 1,2% so cùng kỳ, trong đó, xuất khẩu địa phương đạt 7.440 triệu USD tăng 1,4%) nhờ nỗ lực của từng doanh nghiệp, cũng như sự cải thiện môi trường đầu tư và cả cơ hội tăng sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường thế giới, nổi bật là các mặt hàng chủ lực như công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất trang phục...

Một số mặt hàng sẽ tiếp tục có tốc độ tăng khá cao, như giày dép và các sản phẩm từ da (11 tháng năm 2016 tăng 7% so cùng kỳ); máy móc thiết bị phụ tùng (tăng 11,4%); phương tiện vận tải và phụ tùng (tăng 22,8%); hơn nữa, sẽ có nhiều cơ hội hơn cho nhóm hàng xuất khẩu nông sản giảm ( 11 tháng năm 2016 giảm 8,4% giảm so với cùng kỳ; hàng dệt may (giảm 5,7%) và xăng dầu giảm 15,2% ...

buc tranh kinh te thu do 2017 lac quan va ky vong

Đặc biệt, Dự án Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển (R&D) vốn FDI đăng ký 300 triệu USD của Tập đoàn Samsung đã được cấp phép năm 2016 và sẽ triển khai trong thời gian tới là tín hiệu đáng mừng cho kinh tế Thủ đô.

Bức tranh kinh tế Thủ đô năm 2017 được định hình bởi những thành tựu và động lực tích lũy được của những năm tháng qua, đà tăng trưởng tích cực của năm 2016, cộng hưởng thêm những xung lực mới từ những thuận lợi và cơ hội trong nước, quốc tế, cũng như được gia tăng và hiện thực hóa bởi năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước các cấp trên địa bàn Thủ đô.

Những dự án như vậy không chỉ cho phép Hà Nội lần đầu tiên kể từ khi mở rộng địa giới hành chính năm 2008 đến nay đã quay trở lại vị trí thứ hai cả nước về vốn đăng ký mới trong năm 2016; mà còn khẳng định thuyết phục trên thực tế định hướng tái cơ cấu kinh tế nói chung, công nghiệp nói riêng của Thủ đô đang và sẽ chuyển mình phát triển mạnh mẽ hơn kinh tế theo hướng công nghệ cao và phát triển bền vững…

Việc hãng sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu thế giới – Apple (Mỹ) đã công bố ý định đầu tư dự án quy mô 1 tỉ USD tại Hà Nội để xây dựng trung tâm R&D phục vụ các công đoạn nghiên cứu cho khu vực châu Á là một cơ hội mới cho Thủ đô theo hướng này.

Hà Nội có lợi thế vượt trội so với cả nước về không chỉ là vị thế Thủ đô, mà còn có cơ sở hạ tầng kỹ thuật khá đồng bộ và hiện đại, nhiều cơ quan đầu mối và cơ sở giao thông quốc tế, nguồn nhân lực chất lượng cao dồi dào, có các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học hàng đầu của quốc gia... , lại được T.Ư đặc biệt quan tâm hỗ trợ toàn diện và có Luật Thủ đô, với nhiều không gian chính sách và cơ chế đặc thù về kinh tế, tài chính.

Hà Nội cũng có những điểm bất lợi về giá dịch vụ hạ tầng và giá thuê đất tại các khu công nghiệp của Hà Nội (với mức giá thường cao hơn từ 1,5 - 2 lần so với các địa phương lân cận); sự quá tải về đường giao thông, cấp thoát nước, trong khi công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa phát triển.

Ngoài ra, với 5,3 triệu xe máy, 560.000 ôtô, 10.000 xe đạp điện và tốc độ tăng hằng năm về ôtô khoảng 17 %, xe máy 11%, đầu tư cho giao thông hằng năm lớn (xấp xỉ 50% tổng đầu tư), nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đang và sẽ tiếp tục đặt yêu cầu cải thiện hạ tầng giao thông vào thế “nước sôi, lửa bỏng”…

Hà Nội có lợi thế vượt trội so với cả nước không chỉ là vị thế Thủ đô, mà còn có cơ sở hạ tầng kỹ thuật khá đồng bộ và hiện đại, nhiều cơ quan đầu mối và cơ sở giao thông quốc tế, nguồn nhân lực chất lượng cao dồi dào, có các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học hàng đầu của quốc gia..., lại được T.Ư đặc biệt quan tâm hỗ trợ toàn diện và có Luật Thủ đô, với nhiều không gian chính sách và cơ chế đặc thù về kinh tế, tài chính.

Hòa nhịp với công cuộc đổi mới, phát triển và hội nhập ngày càng sâu, rộng và đầy đủ của cả nước, những mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể lớn về kinh tế - xã hội của Thủ đô trong giai đoạn 2016 - 2020 đã, đang và sẽ tiếp tục đòi hỏi phải đẩy nhanh công cuộc tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng ngày càng hướng vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững và phát triển kinh tế xanh…

Với tinh thần đó, năm 2017 sẽ là năm chuyển động mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ hơn cả về nhận thức và hành động của toàn thể Đảng bộ, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và người dân trên địa bàn Thủ đô nhằm kiến tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi hơn cho phát triển kinh tế Thủ đô cả về lượng và về chất, tăng hàm lượng công nghệ trong mỗi sản phẩm; đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ và tập trung sâu hơn vào những lợi thế so sánh mà Hà Nội sở hữu, nhất là yếu tố thể chế và con người…; đẩy mạnh xã hội hóa, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong nước.

Đặc biệt, một định hướng nổi bật của Thủ đô trong năm mới sẽ phải là phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo hấp dẫn thu hút vốn đầu tư quốc tế, nhất là từ các tập đoàn trong top 500TNCs hàng đầu thế giới, sao cho nhiều hơn và có hiệu quả, chất lượng cao hơn và với cơ chế thông thoáng, khuyến khích hơn; chủ động hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật từng khu công nghiệp, gắn với việc lấp đầy diện tích bằng dự án FDI được lựa chọn và xúc tiến đầu tư có mục tiêu, trọng điểm.

Kiên quyết nói không với những dự án gây ô nhiễm môi trường, lãng phí năng lượng và tài nguyên. Đồng thời, kiên trì và linh hoạt trong định hướng, hỗ trợ các khu công nghiệp mới phát triển theo hướng chuyên ngành và hình thành các chuỗi giá trị sản phẩm, vừa có nhà máy sản xuất sản phẩm cuối cùng, vừa có doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.

Thành phố cần nhiều hơn nữa những đột phá mang tính căn bản về cải cách thể chế, bộ máy và công chức; xây dựng các cấp chính quyền thực sự liêm chính, hành động và thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp, từ xúc tiến đầu tư, đến thẩm định, cấp Giấy chứng nhận đầu tư, triển khai dự án và hỗ trợ nhà đầu tư khi gặp khó khăn; tăng cường gắn kết, hợp tác kinh tế-kỹ thuật các loại hình doanh nghiệp trong và giữa các khu vực FDI, nhất là TNCs, với cộng đồng doanh nghiệp trong nước, giữa DNNN với doanh nghiệp ngoài nhà nước theo phương thức đa dạng để nâng cao hơn nữa tác động thu hút và lan tỏa các hiệu ứng tích cực của khu vực FDI.

Việc tiếp nối và cập nhật mới các nội dung và chương trình hành động triển khai nghiêm túc những hoạt động xúc tiến đầu tư và xúc tiến thương mại, kết nối và hỗ trợ giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn TP. Hà Nội (như Đề án “Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Nhật Bản trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2013-2015 và những năm tiếp theo” được phê duyệt tại Quyết định số 3165/QĐ-UBND ngày 17/5/2013 của UBND TP) cũng sẽ là một trọng tâm quan trọng mà Hà Nội cần chú ý trong năm 2017 này…

Bối cảnh mới đòi hỏi những nhận thức và chủ trương mới, đặc biệt luôn cần những cách nghĩ, cách làm mới, sáng tạo và quyết liệt, hiệu quả hơn để phát huy hiệu quả những nguồn lực đang có, tạo thêm những xung lực mới cho tái cấu trúc và phát triển kinh tế Thủ đô nhanh hơn, hiệu quả hơn và bền vững hơn, tăng thêm sức xuân cho Thủ đô, cũng như cho cả nước..!

TS.Nguyễn Minh Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hà Nội do đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã đến thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm công tác Công đoàn với LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh.
Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, sau một ngày làm việc khẩn trương, tập trung, nghiêm túc, dân chủ và hiệu quả, kỳ họp chuyên đề - kỳ họp thứ 15 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.
Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) của thành phố Hà Nội.
Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Trong Báo cáo 1504 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã chỉ rõ nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác đấu thầu trên địa bàn Thành phố trong năm 2023.
Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh giao ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Hà Nội phụ trách, điều hành Sở Y tế sau khi bà Trần Thị Nhị Hà được điều động đến nhận công tác tại Ban Dân nguyện, thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Công đoàn Nghệ An sẽ triển khai Tháng Công nhân năm 2024 với nhiều hoạt động đổi mới

Công đoàn Nghệ An sẽ triển khai Tháng Công nhân năm 2024 với nhiều hoạt động đổi mới

(LĐTĐ) Tháng Công nhân năm 2024 được Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An xây dựng với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết”.
Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

(LĐTĐ) Trong năm 2024 tỉnh Đồng Nai sẽ giám sát, đánh giá đối với 145 dự án đầu tư công nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý dự án của chủ đầu tư và quá trình giải ngân vốn.

Tin khác

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

(LĐTĐ) Căn cứ Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tổ chức sản xuất vàng miếng thông qua việc thuê Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gia công vàng miếng SJC cho Ngân hàng Nhà nước.
Vàng tăng phi mã, lại vượt đỉnh lịch sử 2.200 USD/ounce

Vàng tăng phi mã, lại vượt đỉnh lịch sử 2.200 USD/ounce

(LĐTĐ) Hôm nay (29/3), giá vàng SJC nhích nhẹ, đưa giá vàng vượt mức 81 triệu đồng/lượng, vàng thế giới tăng phi mã, vượt đỉnh lịch sử hơn 2.200 USD/ounce.
Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện hỏa tốc số 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) và Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Tăng chuyến bay phục vụ khách dịp nghỉ lễ 30/4 và cao điểm hè

Tăng chuyến bay phục vụ khách dịp nghỉ lễ 30/4 và cao điểm hè

(LĐTĐ) Để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ 30/4, Quốc tế Lao động 1/5 và cao điểm hè, một số cảng hàng không, hãng bay đồng loạt điều chỉnh tăng slot, chuyến bay.
Giá xăng tăng, tiến sát 25.000 đồng/lít

Giá xăng tăng, tiến sát 25.000 đồng/lít

(LĐTĐ) Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá ngày 28/3, giá xăng E5RON92 được điều chỉnh tăng 406 đồng/lít và xăng RON95 tăng 532 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm 320 đồng/lít.
Gấp rút nâng thị phần vận tải hàng hải

Gấp rút nâng thị phần vận tải hàng hải

(LĐTĐ) Việt Nam có lợi thế lớn để phát triển vận tải hàng hải và đường thủy nội địa. Thế nhưng thời gian qua, thị phần vận tải trong lĩnh vực này so với đường bộ chỉ chiếm chưa tới 20%. Điều này đang đặt ra bài toán phải gấp rút nâng thị phần vận tải hàng hải và đường thủy nội địa để khai thác hiệu quả kinh tế, cũng như “chia lửa” cho vận tải đường bộ đang trong tình trạng quá tải, mất cân đối như hiện nay.
Xử lý doanh nghiệp xăng dầu không thực hiện xuất hóa đơn điện tử

Xử lý doanh nghiệp xăng dầu không thực hiện xuất hóa đơn điện tử

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử. Kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.
Xử phạt 12 cơ sở vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng

Xử phạt 12 cơ sở vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng

(LĐTĐ) Trên cơ sở rà soát, kiểm tra 127 cơ sở kinh doanh vàng, trong thời gian hơn 1 tháng, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện 12 cơ sở vi phạm, xử phạt gần 222 triệu đồng.
Trước giờ "G", nhiều doanh nghiệp xăng dầu "chạy nước rút" xuất hóa đơn điện tử bán lẻ

Trước giờ "G", nhiều doanh nghiệp xăng dầu "chạy nước rút" xuất hóa đơn điện tử bán lẻ

(LĐTĐ) Sau khi Bộ Tài chính và Bộ Công Thương đề nghị, đến hết 31/3, sẽ xem xét tạm dừng hoạt động kinh doanh đối với các doanh nghiệp kinh doan xăng dầu chưa thực hiện xuất hóa đơn bán lẻ, nhiều doanh nghiệp đã "chạy nước rút" để hoàn thành tiến độ trước "giờ G".
Nguyên nhân từ đâu?

Nguyên nhân từ đâu?

(LĐTĐ) Thời gian qua, các chuyên gia và giới truyền thông tốn không biết bao nhiêu giấy mực cho câu chuyện về bất cập giữa mặt bằng thu nhập chung của người dân hiện nay với giá cả... song thực tế, nó vẫn cứ diễn ra “nghịch lý”: Việc làm, thu nhập khó khăn, giá vẫn… cứ tăng!
Xem thêm
Phiên bản di động