Bộ KH&CN tiên phong cải cách nhưng cần nỗ lực hơn

Các chuyên gia cho rằng Bộ KH&CN đã có những cải cách tích cực nhằm đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí đáng kể cho doanh nghiệp (DN). Tuy nhiên, kiểm tra chuyên ngành hiện vẫn còn nhiều bất cập, tồn tại, cần tiếp tục được xóa bỏ, cải cách hơn nữa.
bo khcn tien phong cai cach nhung can no luc hon Mấu chốt vẫn là cải cách hành chính
bo khcn tien phong cai cach nhung can no luc hon Triển khai chấm điểm xác định chỉ số cải cách hành chính năm 2017
bo khcn tien phong cai cach nhung can no luc hon Chuyển biến tích cực về quản lý đất đai
bo khcn tien phong cai cach nhung can no luc hon Nâng cao chỉ số cải cách hành chính
bo khcn tien phong cai cach nhung can no luc hon
Ảnh minh họa.

“Chỉ 1 ngày có thể thông quan”

Trước những cải cách Bộ KH&CN đã thực hiện trong thời gian qua trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành, chuyên gia kinh kế Ngô Trí Long cho rằng: “Việc cải cách, xóa bỏ những điểm bất hợp lý do chính Bộ đặt ra phải gọi là ‘sửa sai’ chứ không nên cho là thành tích. Tuy nhiên, tiên phong, dám nhận sai và sửa sai là rất đáng hoan nghênh”.

Theo ThS. Nguyễn Minh Thảo, Trưởng Ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương), Bộ KH&CN là một trong những Bộ nghiêm túc thực hiện cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên nhiều khía cạnh. “Với vấn đề kiểm tra chuyên ngành, Bộ KH&CN khá tích cực, có những thay đổi, cải cách về bản chất chứ không đơn thuần là mang những con số, thành tích ra để báo cáo”.

Trong năm vừa rồi, Bộ KH&CN đã sửa 2 thông tư (Thông tư 27 và Thông tư 28) liên quan đến kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hoá, giúp giải quyết một số vướng mắc trong thực hiện; đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian, giảm bớt rào cản cho DN.

Đối với kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu, Bộ KH&CN đã chuyển hầu hết các sản phẩm sang giai đoạn sau thông quan.

Trước đây, hàng hóa nhập về ngoài thủ tục với hải quan còn phải chờ có giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng mới được thông quan. Các thủ tục kiểm tra này thường có thời gian dài lên đến 2-3 tháng khiến cho chi phí lưu kho bãi, chi phí bảo quản hàng hóa bị đội lên rất nhiều.

Thì nay, sau khi hoàn tất thủ tục với hải quan, DN có thể mang hàng về kho, thời gian thông quan rút ngắn có khi chỉ còn 1 ngày. “Dù vẫn phải thực hiện đầy đủ các bước kiểm tra chất lượng, nhưng việc chuyển từ giai đoạn trước sang sau thông quan giúp giảm chi phí đáng kể cho DN, đồng thời, cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam”, bà Thảo đánh giá.

Theo bà Nguyễn Minh Thảo, vừa qua, Bộ KH&CN được Chính phủ giao chủ trì trong việc rà soát các mặt hàng thuộc nhóm 2 - hàng hóa có khả năng gây mất an toàn, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng và môi trường.

“Tôi đánh giá cao tinh thần tích cực, quan điểm cầu thị, thực sự muốn thay đổi của Bộ KH&CN khi rốt ráo làm việc với 12 bộ, ngành liên quan để thực hiện mục tiêu loại bỏ ít nhất 50% số mặt hàng trong danh mục hàng hóa nhóm 2 thuộc diện phải kiểm tra Nhà nước trước khi thông quan”, bà Thảo cho biết.

Cần tiếp tục cải cách

Tuy nhiên, trong rà soát danh mục hàng hóa nhóm 2, bà Nguyễn Minh Thảo đánh giá, bên cạnh một số Bộ thực hiện cắt giảm thực chất, thì vẫn còn tình trạng cắt giảm “tinh vi”. “Nếu chỉ nhìn vào kết quả sau rà soát có thể thấy danh mục hàng hoá nhóm 2 của một số Bộ, ngành được giản lược tối thiểu, nhưng thực ra họ chỉ đưa sản phẩm, hàng hóa ra ngoài danh mục này và vẫn sẽ quản lý, kiểm tra căn cứ theo các Luật khác, thực tế họ chẳng cắt giảm gì cả”.

Bà Thảo cho rằng: “Thực hiện cải cách nội bộ thôi đã khó, giờ lại liên quan đến quản lý của nhiều Bộ khác nhau, vì vậy, việc có những thay đổi thực chất hơn cũng là cái khó của Bộ KH&CN”.

Bên cạnh đó, còn nhiều hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá nhóm 2 nhưng chưa có quy chuẩn, gây ra sự mập mờ, khó khăn cho DN. Hiện các Bộ, ngành mới ban hành được 2% sản phẩm có quy chuẩn quốc gia, đây cũng là những áp lực khiến Bộ KH&CN phải tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan để xây dựng nên các quy chuẩn bảo đảm tính thống nhất trong thực hiện.

Bà Thảo cho biết, Bộ KH&CN cũng như nhiều Bộ khác đang thực hiện việc thừa nhận lẫn nhau, tức là khi ký thoả thuận thừa nhận với một quốc gia khác thì những sản phẩm của họ vào Việt Nam đương nhiên sẽ được thừa nhận, không cần kiểm tra và ngược lại.

“Nhưng cái quan trọng hơn là phải chủ động thừa nhận. Bởi vì sản phẩm của Việt Nam để đáp ứng được điều kiện thừa nhận của các nước OECD thì rất khó. Nhưng những sản phẩm từ OECD về thì hoàn toàn có thể thừa nhận vì thực tế họ có tiêu chuẩn cao hơn, kiểm tra tại nguồn của họ tốt hơn chúng ta…”

Bà Thảo thông tin thêm, bản thân trong luật cũng đã quy định một điều khoản rất linh hoạt, các bộ quản lý chuyên ngành được phép quy định những điều kiện miễn giảm kiểm tra với các sản phẩm. “Vậy tại sao không quy định miễm, giảm mà chỉ chấp nhận thừa nhận lẫn nhau?”.

Đồng tình với quan điểm này, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhận định: “Trong hội nhập điều đáng sợ nhất không phải là ‘lạc hậu’, mà là ‘lạc lõng’, cả thế giới tuân theo quy luật chung, thừa nhận những sản phẩm chất lượng cao, xuất xứ từ các nước phát triển. Nếu chúng ta cứ một mình một chợ, làm theo cách riêng thì cuối cùng sẽ là một nước không bao giờ phát triển, luôn luôn tụt hậu”.

Bên cạnh đó, theo bà Nguyễn Minh Thảo, các Bộ, ngành đang có xu hướng thừa nhận các kết quả kiểm định, kiểm nghiệm của các tổ chức đánh giá sự phù hợp và các đơn vị thử nghiệm. Điều này rất thuận lợi cho DN khi chỉ cần xuất trình các kết quả đó với hải quan sẽ được thông quan ngay.

“Tuy nhiên, các sản phẩm, hàng hóa thuộc quản lý của Bộ KH&CN vẫn đang phải làm thêm 1 bước, đó là xin xác nhận của cơ quan quản lý Nhà nước mới được thông quan. Bộ lập luận rằng thời gian xử lý rất ngắn, chỉ mất 1 ngày, nhưng 1 ngày trên lý thuyết văn bản có thể kéo dài hàng tháng trên thực tế bởi vô vàn các lý do”.

Hơn nữa, bà Minh Thảo cho rằng, việc cơ quan quản lý Nhà nước chỉ đơn thuần nhìn trên hồ sơ và đưa ra xác nhận không có ý nghĩa về mặt quản lý Nhà nước cũng như hiệu quả quản lý chất lượng sản phẩm. Vì vậy, bà đề xuất nên bỏ thủ tục xác nhận này và coi kết quả kiểm định, kiểm nghiệm của các tổ chức đánh giá sự phù hợp là căn cứ cho thông quan.

Theo bà Thảo, trong Thông tư 07, Bộ KH&CN có quy định: Đối với hàng hóa nhập khẩu nếu có cùng tên gọi, công dụng, nhãn hiệu, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật của cùng một cơ sở sản xuất, xuất xứ do cùng một người nhập khẩu, sau 3 lần nhập khẩu liên tiếp trong 6 tháng, có kết quả đánh giá phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sẽ được cơ quan kiểm tra miễn kiểm tra trong 1 năm. Để được miễn kiểm tra người nhập khấu phải có văn bản đề nghị miễn kiểm tra.

“Tư tưởng của quy định là tốt nhưng cần thiết phải đánh giá hiệu quả của việc thực hiện quy định đó trên thực tế. Có bao nhiêu DN được miễn kiểm tra như vậy? Việc xin miễn kiểm tra có đang giống với xin cấp giấy phép không?...”

Còn theo chuyên gia Ngô Trí Long, các bộ ngành nói chung đang đặt mục tiêu chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Tuy nhiên, “hậu kiểm bằng cách nào, chọn mẫu hay kiểm tra toàn bộ, cần phải xem xét kỹ”.

Theo ông, phương pháp quản lý DN theo mức độ rủi ro là một phạm trù tất yếu xảy ra đối với mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, không nên phân theo loại hình DN mà phải đánh giá rủi ro thực tế của từng DN, “có những DN hoạt động trong lĩnh vực có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao như dệt, may, nhuộm nhưng ý thức chấp hành tốt, hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn thì vẫn mang rủi ro thấp”.

Muốn làm được như vậy, cần liên kết với các bộ, ngành để xây dựng hệ thống thông tin DN. Đồng thời, những người trực tiếp thu thập, xử lý thông tin, phân loại DN phải bảo đảm công tâm, chính trực, tránh tình trạng “đi đêm”, “chạy xếp hạng” để trốn kiểm tra.

Theo Thu Hương/Báo điện tử Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Nhằm kết nối công nhân, hướng về cơ sở, xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Đáng chú ý là Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Hát cho công nhân nghe - nghe công nhân hát” vào sáng 24/4/2024.
55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

(LĐTĐ) Sáng 24/4, các cấp Công đoàn thành phố Đà Nẵng và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tham gia buổi hòa giải lần thứ nhất vụ Công ty Cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng nợ tiền lương, trợ cấp thôi việc của 89 người lao động.
LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty CP Bê tông Minh Đức tổ chức thăm hỏi, tặng quà đoàn viên mắc bệnh hiểm nghèo nhân dịp Tháng Công nhân năm 2024.
17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam (Mining Vietnam 2024) đã được khai mạc tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch xây dựng Quốc gia (NECC), quận Từ Liêm, Hà Nội do Informa Markets Việt Nam tổ chức.
Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Chiều 24/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đến thăm, tặng quà một số thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Huyện Thạch Thất phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

Huyện Thạch Thất phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, tại Hội trường Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) huyện phối tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); biểu dương “Công nhân giỏi - Lao động giỏi” năm 2024.
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa thông báo triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại Nhà Quốc hội.

Tin khác

Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa thông báo triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại Nhà Quốc hội.
Càng số hóa mạnh mẽ, càng tăng cường công khai, minh bạch

Càng số hóa mạnh mẽ, càng tăng cường công khai, minh bạch

(LĐTĐ) Thủ tướng đề nghị các Bộ trưởng, trưởng ngành, Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp phải quyết tâm cao hơn, chỉ đạo quyết liệt trong triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia, chú trọng "3 tăng cường" và "5 đẩy mạnh".
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh Yên Bái khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn khiến 7 công nhân tử vong, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nếu có.
Các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định

Các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định của pháp luật và 7 văn bản chưa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Tai nạn lao động nghiêm trọng ở Yên Bái khiến 7 người tử vong, 3 người bị thương

Tai nạn lao động nghiêm trọng ở Yên Bái khiến 7 người tử vong, 3 người bị thương

Chiều 22/4, ông An Hoàng Linh, Bí thư Huyện ủy Yên Bình (Yên Bái) cho biết, tại Nhà máy xi măng Yên Bái (trên địa bàn thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến 7 người tử vong và 3 người bị thương.
Gắn kết, hài hòa giữa quy hoạch đô thị và nông thôn

Gắn kết, hài hòa giữa quy hoạch đô thị và nông thôn

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 22/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân, doanh nghiệp lo lắng về điện

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân, doanh nghiệp lo lắng về điện

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong năm 2024, phải tập trung cho công tác điều hành và củng cố năng lực truyền tải điện; tăng cường rà soát, kiểm tra, đôn đốc, không để tình trạng "nước đến chân mới nhảy".
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

(LĐTĐ) Theo Luật Đất đai năm 2024, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở, nhà ở nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở.
Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

(LĐTĐ) Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 16 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
Xem thêm
Phiên bản di động