Nhà văn, nhà viết kịch Nguyễn Toàn Thắng:

Bật mí vở kịch về đề tài công an nhân dân

(LĐTĐ) Những năm gần đây, nhà văn nhà viết kịch Nguyễn Toàn Thắng liên tục cho ra đời những sản phẩm tinh thần dưới mọi hình thức khác nhau. Nhắc đến Nguyễn Toàn Thắng, người yêu kịch sân khấu mặc định những kịch bản mang thương hiệu về đề tài lịch sử. Lần này, nhà biên kịch tiết lộ một vở kịch mới liên quan đến đề tài người chiến sĩ công an. Và phóng viên báo Lao động Thủ đô đã tiếp cận với ông Nguyễn Toàn Thắng để “bật mí” một số nét chính liên quan đến vở kịch này.
bat mi vo kich ve de tai cong an nhan dan Vở kịch "Duyên định" truyền tải thông điệp về khát vọng hòa bình
bat mi vo kich ve de tai cong an nhan dan Sắp ra mắt vở kịch "Romeo và Juliet" tại Hà Nội do đạo diễn người Áo dàn dựng

PV: Xin chào nhà văn Nguyễn Toàn Thắng. Được biết chỉ cách đây ít ngày, vở kịch nói “Ngọn gió trong đêm” của anh đã được đạo diễn, nghệ sĩ ưu tú Bùi Như Lai dàn dựng cho đoàn kịch Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội để tham gia Liên hoan sân khấu về hình tượng người chiến sĩ công an. Đây phải chăng là tác phẩm sân khấu đầu tiên của anh về đề tài này và đâu là lý do khiến anh đến lúc này mới viết về đề tài ấy?

bat mi vo kich ve de tai cong an nhan dan
Ảnh minh họa: Internet

Ông Nguyễn Toàn Thắng: Đúng vậy! Tôi viết nhiều đề tài, nhưng đây là kịch bản sân khấu dài đầu tiên của tôi về hình tượng người chiến sĩ công an. Việc này là từ những suy nghĩ cá nhân của tôi, rằng đây là một đề tài rất khó viết, mặc dù rất hấp dẫn. Là bởi tôi không thích khai thác theo góc độ những chiến công hoành tráng, mặc dù đây hoàn toàn là những chiến công có thật. Bởi bất cứ một chiến công nào đằng sau đều là nỗi đau, mà nhiều khi một vở diễn không thể nói được thậm chí một phần.

Tôi cũng không thích nhìn theo cách khai thác tạm gọi là những lát cắt đời sống của người công an, vì thực sự khi tạm cởi bỏ bộ quân phục, thì cũng chỉ là những lo toan đời thường như bao người khác. Tôi muốn làm sao kể được một câu chuyện đơn giản nhất về cuộc sống của một chiến sĩ, nhưng lại là sự đơn giản độc đáo. Chính vì thế mà tôi chần chừ khi viết, trong khi chất liệu thì luôn có sẵn. Vả lại, công an là một trong ba ngành tôi luôn dành sự tôn trọng tối đa, hai ngành còn lại là giáo dục và y tế. Bởi đó là những ngành mà những người đại diện được đào tạo để không làm sai, nếu không muốn nói là mọi thứ phải được vận hành theo chuẩn mực. Người ta có thể lên án một người cảnh sát biến chất, một giáo viên hủ bại, đồng ý, nhưng không được phép lên án cả một ngành nghề.

* Ngành công an rất rộng, từ cảnh sát kinh tế, giao thông… vậy anh đề cập đến hình ảnh nào trong tác phẩm của mình?

- Tôi viết về chiến sĩ cơ động là chủ yếu, bởi những chiến sĩ ấy hay phải gặp nguy hiểm. Tuy nhiên, do sân khấu ngày hôm nay của chúng ta vẫn còn nhiều khó khăn về phương tiện kỹ thuật, nên những cảnh đuổi bắt phải tránh đi. Thay vào đó vẫn có những cuộc đấu trí và đấu lực cách khác nhằm thể hiện tài năng cũng như phần nào kỹ thuật trấn áp tội phạm của cảnh sát cơ động, tuy nhiên tôi xin phép không kể quá sâu vào chi tiết.

Chỉ có thể nói rằng sẽ là những cảnh gây bất ngờ cho khán giả, tuy nhiên sẽ không mang màu sắc huyền thoại như những vở kịch hay bộ phim cảnh sát thời trước theo mô-típ một nhân vật chính hạ gục hết người này đến người khác, súng có 6 viên đạn mà bắn hạ đến hàng chục người. Những chi tiết đó không thật với thực tế, và nếu bây giờ viết theo cách đó hiệu quả không cao do khán giả đã xem với cách xem khác. Tôi vẫn phải sáng tạo, nhưng làm sao vừa để khán giả thấy tin là có thật nhưng vẫn bị bất ngờ theo kiểu đuổi bắt cổ điển. Đó là một trong những điều khó nhất của nghề viết kịch bản, nhưng cũng là điều thú vị nhất mà mỗi lần làm được, cảm giác như thể một cảm giác chinh phục. Chính vì thế mà tôi vẫn gắn bó với công việc này và không thấy nó quá vất vả như những gì người ta thường nói.

* Vậy anh muốn gửi gắm điều gì qua vở kịch “Ngọn gió trong đêm” này?

- Do đặc thù công việc của mình, tôi hay phải đi về lúc đêm khuya. Những lúc ấy, tôi hay gặp các chiến sĩ cảnh sát cơ động đi trên đường. Lúc đó, tôi có cảm giác họ như những ngọn gió lành, làm cho mọi thứ trở nên êm dịu. Đấy là cảm giác riêng của tôi, và nó khiến cho tôi đặt tên kịch bản như vậy. Không ai có thể phủ nhận việc có các chiến sĩ cơ động đi tuần đêm khiến cuộc sống người dân trở nên an ổn hơn. Tất nhiên, trong vở kịch này, cái tên ấy còn vài ý ẩn dụ khác, đau xót hơn nhiều. Bởi vì, những hy sinh của người công an trong thời này là rất lớn.

Trong vở kịch, tôi có cho một nhân vật hỏi chiến sĩ công an là sao đi đánh án các anh mang nhiều người thế, và câu trả lời là đào tạo ra một chiến sĩ không hề đơn giản và dễ dàng cho nên chúng tôi không muốn máu xương của đồng đội rơi xuống một chút nào. Trong kịch bản của tôi, không có những chiến công lớn như đánh đại án, mà là những hy sinh đau xót đến trớ trêu. Tại vì, chỉ những hy sinh kiểu ấy mới tô điểm được những gì mà ngành Công an đã làm cho cuộc sống của chúng ta.

* Quay lại với tình hình sân khấu nói chung. Sau cơn đại dịch toàn cầu, sân khấu phải chăng cũng đang chật vật tìm cách tự vươn lên, và theo anh, phải chăng sân khấu đang thụt lùi về cách chiếm lĩnh thị trường giải trí so với các bộ môn khác?

- Điều này là hiển nhiên, ai cũng nhìn thấy. Thậm chí với nhiều người, sân khấu ngày hôm nay coi như đã xuống đáy. Tuy nhiên, tôi lại không bị những điều ấy tác động. Bởi vì cũng như những bộ môn cần khán giả khác, sân khấu cần nhất vẫn là tác phẩm. Bao năm nay người ta vẫn xem bóng đá đó thôi dù bóng đá có khác gì nhiều về thể thức đâu, vẫn là 22 người tranh nhau một quả bóng để đưa vào gôn đó thôi? Ngành sân khấu dù có quảng bá nhiều đến mấy, thì nếu không có những tác phẩm mới và hay, thì mọi lời quảng bá chỉ là vô nghĩa, bởi một trong những cách quảng bá hữu hiệu nhất vẫn là truyền miệng, ngày hôm nay có thể là truyền online.

Còn vì sao để có tác phẩm hay và mới, thì đó là trách nhiệm của tất cả những người làm sân khấu, đầu tiên là những người viết như tôi. Nhiều khi tôi phải tự dặn mình là thôi bỏ qua cái suy nghĩ là viết về đề tài này đi bởi năm nay đang cần hay chuẩn bị viết đi sang năm kỷ niệm ngày nào đó, bởi cứ chạy đua thế làm sao ra được tác phẩm? Tôi cố làm sao viết được thật tốt những gì mình tâm đắc, sau khi hoà được sự tâm đắc của cá nhân mình với những gì mọi người cũng đang quan tâm. Như thế, để cho những gì mình viết ra là có ích, chứ không chỉ là những nỗi niềm cá nhân, dù cho đôi khi, nỗi niềm của riêng mình cũng là của chung mọi người.

Xin cảm ơn nhà văn, nhà viết kịch Nguyễn Toàn Thắng về cuộc trò chuyện cởi mở này.

Bảo Thoa (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hội đồng nhân dân quận Bắc Từ Liêm xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư 50 dự án

Hội đồng nhân dân quận Bắc Từ Liêm xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư 50 dự án

(LĐTĐ) Ngày 16/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Bắc Từ Liêm khóa III, nhiệm kỳ 2021- 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 15 (Kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền theo luật định, trong đó, có nội dung về phê duyệt chủ trương đầu tư 50 dự án.
Cảnh báo tình trạng lừa đảo nhận quà của cơ quan Bảo hiểm xã hội qua điện thoại

Cảnh báo tình trạng lừa đảo nhận quà của cơ quan Bảo hiểm xã hội qua điện thoại

(LĐTĐ) Một người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội vừa bị đối tượng dụ dỗ chuyển tiền qua điện thoại với lý do “là một trong số ít những người may mắn nhận được phần quà là 20 triệu đồng tiền mặt do đã tham gia bảo hiểm y tế lâu năm”.
Nghệ An: Nỗ lực làm tốt công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn tại Hàn Quốc

Nghệ An: Nỗ lực làm tốt công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn tại Hàn Quốc

(LĐTĐ) Nghệ An là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng người lao động đi làm việc theo hợp đồng có thời hạn tại Hàn Quốc (EPS), với số lượng hiện tại là 13.002 người.
Người dân TP.HCM thích nghi với nắng nóng gay gắt

Người dân TP.HCM thích nghi với nắng nóng gay gắt

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nói riêng và Nam Bộ nói chung đang trải qua đợt nắng nóng gay gắt, kéo dài; ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của người dân. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Nỗ lực vận động công đoàn viên đổi mới trong công tác giảng dạy

Nỗ lực vận động công đoàn viên đổi mới trong công tác giảng dạy

(LĐTĐ) Vượt qua những khó khăn, thách thức của một năm đầy biến động, năm qua, Công đoàn Trường Mầm non Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội) đã cho thấy sức bật đầy sáng tạo trong các phong trào thi đua yêu nước. Trong đó, xác định kết quả thi đua là kết quả thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, Công đoàn nhà trường đã nỗ lực triển khai mọi phong trào thi đua với nhiều linh hoạt, sáng tạo. Qua đó, góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Những đêm hè đom đóm

Những đêm hè đom đóm

(LĐTĐ) Bóng hoàng hôn loang dần về phía chân trời, nhuộm những bồng bềnh sóng lúa lấp lánh đến mênh mông. Những chú cò trắng không còn mải miết men sông lượm lặt con tôm, cái tép mà cũng vội cõng ánh hoàng hôn bay về. Những ngọn cây đằm mình đung đưa trên nền trời xâm xấp bóng như vẫy chào tạm biệt một ngày sắp qua. Đêm khe khẽ buông, đôi mi dần khép lại… cho đến khi tôi chỉ bé bằng đứa trẻ tung tăng chân sáo trở về…
Hết thời lo giữ tiền lẻ để gửi xe

Hết thời lo giữ tiền lẻ để gửi xe

(LĐTĐ) Nhiều năm trước, Hà Nội đã sớm “ấp ủ” các kế hoạch thu phí trông giữ phương tiện không dùng tiền mặt, nhưng thời điểm đó, dịch vụ và cả công nghệ thanh toán vẫn còn nghèo nàn, chưa tiện dụng. Nay mọi thứ đã thay đổi khi công nghệ thanh toán không tiền mặt đã phát triển vượt bậc với nhiều tiện ích và đa đạng hơn và đây là thời điểm thích hợp để tái khởi động các dự án thu phí không dùng tiền mặt với những đòi hỏi cao hơn, thiết thực hơn.

Tin khác

Những đêm hè đom đóm

Những đêm hè đom đóm

(LĐTĐ) Bóng hoàng hôn loang dần về phía chân trời, nhuộm những bồng bềnh sóng lúa lấp lánh đến mênh mông. Những chú cò trắng không còn mải miết men sông lượm lặt con tôm, cái tép mà cũng vội cõng ánh hoàng hôn bay về. Những ngọn cây đằm mình đung đưa trên nền trời xâm xấp bóng như vẫy chào tạm biệt một ngày sắp qua. Đêm khe khẽ buông, đôi mi dần khép lại… cho đến khi tôi chỉ bé bằng đứa trẻ tung tăng chân sáo trở về…
Sôi động ngày Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer tại TP.HCM

Sôi động ngày Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer tại TP.HCM

(LĐTĐ) Nhằm tạo sân chơi lành mạnh và lưu giữ phong tục tập quán tốt đẹp của đồng bào dân tộc Khmer tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), ngày Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây đã được tổ chức tại quận 12.
Khánh Hoà: Đừng để các di tích “ngủ quên”

Khánh Hoà: Đừng để các di tích “ngủ quên”

(LĐTĐ) Được mệnh danh là “thủ phủ” du lịch Nam Trung Bộ, với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển đảo, du lịch sinh thái, tỉnh Khánh Hoà còn có hệ thống di tích, danh thắng… đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu truyền thống của du khách. Thế nhưng ngoài một số di tích thu hút khách tham quan thì vẫn còn di tích đang “ngủ quên”.
Bình Vọng cây cầu ngói huyền thoại và những dấu ấn lịch sử của Hà Nội

Bình Vọng cây cầu ngói huyền thoại và những dấu ấn lịch sử của Hà Nội

(LĐTĐ) Hà Nội, thành phố của những câu chuyện lịch sử, không chỉ nổi tiếng với 36 phố phường mà còn hấp dẫn du khách bởi những ngôi làng cổ kính mang dấu ấn ngàn năm. Trong số đó, làng Bình Vọng, huyện Thường Tín, nổi bật với cầu ngói xưa, một biểu tượng của vùng Đồng bằng Bắc Bộ với vẻ đẹp vượt thời gian.
Doanh thu bán sản phẩm du lịch trong 4 ngày Hội chợ VITM Hà Nội 2024 đạt trên 180 tỷ đồng

Doanh thu bán sản phẩm du lịch trong 4 ngày Hội chợ VITM Hà Nội 2024 đạt trên 180 tỷ đồng

(LĐTĐ) Chiều 14/4, sau 4 ngày diễn ra nhiều sự kiện, hoạt động xúc tiến du lịch, Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024 đã bế mạc.
Khai mạc Lễ hội Bình Đà năm 2024 và công bố tuyến du lịch phía Nam Thăng Long - Hà Nội

Khai mạc Lễ hội Bình Đà năm 2024 và công bố tuyến du lịch phía Nam Thăng Long - Hà Nội

(LĐTĐ) Tối 12/4, tại khu vực Đền Nội (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai), đã khai mạc Lễ hội Bình Đà năm 2024 và công bố tuyến du lịch Trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Mỹ Đức với chủ đề "Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội".
Tập trung xây dựng, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trong thời kỳ mới

Tập trung xây dựng, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trong thời kỳ mới

(LĐTĐ) Sáng 11/4, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Họp báo thường kỳ quý I/2024. Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Danh Hoàng Việt chủ trì Họp báo.
Rập rờn mùa bướm cao nguyên

Rập rờn mùa bướm cao nguyên

(LĐTĐ) Tháng Tư, nắng hừng hực cháy khắp núi đồi cao nguyên, là lúc hàng triệu cánh bướm xanh chập chờn bay liệng, xua đi cái oi ả của đất trời.
Sống lại thời kỳ lịch sử của dân tộc qua "Ký ức Điện Biên"

Sống lại thời kỳ lịch sử của dân tộc qua "Ký ức Điện Biên"

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà hát Nghệ thuật Đương đại Việt Nam sẽ thực hiện chương trình nghệ thuật với nhan đề "Ký ức Điện Biên".
Sông Cầu khoảnh khắc giao mùa

Sông Cầu khoảnh khắc giao mùa

(LĐTĐ) Sông Cầu, tháng Tư chạm ngõ. Thời điểm cuối xuân đầu hạ, trời đất giao mùa. Mới sáng sớm, mặt trời vừa ló dạng, sương ngưng đọng nơi đầu cành, rỏ từng giọt từng giọt trong veo. Sương nghịch đùa trên cành cây, kẽ lá. Từng giọt sương trong là những quả cầu pha lê tí hon như có phép thuật thâu tóm mọi cảnh vật. Dưới ánh nắng mặt trời, những quả cầu pha lê bừng sáng lấp lánh đến lóa cả mắt. Ôi, tuyệt diệu làm sao!
Xem thêm
Phiên bản di động