8 nhóm nhiệm vụ để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị khóa XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Theo đó, có 8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm.
8 nhom nhiem vu de phat trien du lich tro thanh nganh kinh te mui nhon Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
8 nhom nhiem vu de phat trien du lich tro thanh nganh kinh te mui nhon Chương trình hành động của Chính phủ phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

8 nhom nhiem vu de phat trien du lich tro thanh nganh kinh te mui nhon

Ảnh minh họa từ internet

Chính phủ giao các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, cần cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện 8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn:

Nâng cao nhận thức về phát triển du lịch: Tổ chức phổ biến, quán triệt, tuyên truyền sâu rộng nội dung Nghị quyết 08-NQ/TW đến các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức Đảng các cấp, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các quan điểm mới của Đảng về bản chất ngành du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hoá cao, mang nội dung văn hoá sâu sắc, đem lại hiệu quả nhiều mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, đối ngoại và an ninh, quốc phòng; vị trí, vai trò động lực của ngành du lịch thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác.

Xây dựng chuyên trang, chuyên mục trên các phương tiện báo chí để tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kiến thức về phát triển du lịch trong xã hội; quảng bá hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam, bảo đảm du lịch là một trong những nội dung thường xuyên, tập trung trong chương trình truyền thông của các cơ quan thông tin đại chúng.

Cơ cấu lại ngành du lịch: Xây dựng và triển khai Đề án cơ cấu lại ngành Du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới vận hành theo quy luật kinh tế thị trường. Các địa phương có tiềm năng, lợi thế lớn về phát triển du lịch xây dựng đề án cơ cấu lại ngành du lịch của địa phương đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới; rà soát, điều chỉnh chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch, chú trọng tập trung nguồn lực xây dựng các khu vực động lực phát triển du lịch; bổ sung, hoàn thiện công tác thống kê du lịch để xác định rõ vị trí ngành Du lịch trong tổng thể phát triển của nền kinh tế quốc dân và của các địa phương có tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch.

Hoàn thiện thể chế, chính sách: Trong đó chú trọng xây dựng, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch 2017; ban hành các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư vào du lịch; ưu tiên bố trí vốn cho công tác xây dựng quy hoạch, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá du lịch; đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch; sửa đổi bổ sung danh mục ưu đãi đầu tư, trong đó có các dự án du lịch tại các địa bàn trọng điểm, khu vực động lực phát triển du lịch và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhưng có tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch; rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, Luật Đầu tư 2014 và các quy định pháp luật liên quan, tạo sự phát triển đột phá cho ngành du lịch.

Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch: Tập trung nguồn lực đầu tư, xây dựng tại các địa bàn trọng điểm, khu vực động lực phát triển du lịch; xây dựng, rà soát, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường không, đường biển và đường thủy nội địa phục vụ phát triển du lịch, nâng cao khả năng kết nối giao thông tới các khu, điểm du lịch; Xây dựng các đề án, dự án cải thiện chất lượng dịch vụ, hạ tầng đường sắt, cảng biển, cảng thủy nội địa chuyên dùng phục vụ du lịch; đầu tư xây dựng các điểm dừng nghỉ trên các tuyến du lịch đường bộ; bảo đảm an toàn giao thông; tăng cường kết nối hàng không với các thị trường nguồn khách du lịch; Thực hiện thương quyền 5 về vận tải hàng không và chính sách "mở cửa bầu trời"; tạo điều kiện cho các hãng hàng không trong nước và quốc tế mở các đường bay mới kết nối Việt Nam với thị trường nguồn khách du lịch, tăng cường tần suất các đường bay có sẵn; giải quyết các điểm nghẽn và tình trạng quá tải tại các cảng hàng không; khuyến khích đầu tư hình thành các khu dịch vụ du lịch phức hợp, dự án dịch vụ du lịch quy mô lớn, các trung tâm mua sắm, giải trí chất lượng cao tại các địa bàn du lịch trọng điểm.

Về xúc tiến quảng bá du lịch: Đổi mới cách thức, nội dung, bảo đảm thực hiện thống nhất, chuyên nghiệp và hiệu quả trong hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch trong nước và nước ngoài; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong công tác xúc tiến quảng bá du lịch; xây dựng và định vị thương hiệu du lịch quốc gia gắn với hình ảnh chủ đạo, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc; Phát huy vai trò của các cơ quan truyền thông và sự tham gia của toàn xã hội trong hoạt động xúc tiến quảng bá; Huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân Việt Nam tại nước ngoài trong công tác xúc tiến quảng bá.

Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch: Xây dựng môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh, minh bạch, bình đẳng, thuận lợi cho doanh nghiệp; bảo đảm an ninh, an toàn cho các hoạt động du lịch; Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh du lịch. Khuyến khích doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, đa dạng hóa loại hình, sản phẩm, dịch vụ du lịch; gắn du lịch với các hoạt động, sản phẩm văn hóa, nghệ thuật, làng nghề. Tạo điều kiện thuận lợi để người dân trực tiếp tham gia kinh doanh và hưởng lợi từ du lịch; xây dựng cộng đồng du lịch văn minh, thân thiện trong ứng xử với khách du lịch; hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn, du lịch sinh thái; phát huy vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong phát triển du lịch.

Phát triển nguồn nhân lực du lịch: Xây dựng và triển khai Đề án đổi mới cơ chế hoạt động, tăng cường năng lực cho các cơ sở đào tạo du lịch, chú trọng tăng cường liên kết giữa nhà trường và DN trong hoạt động đào tạo; đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ tiên tiến trong đào tạo. Hoàn thiện bộ tiêu chuẩn nghề quốc gia về du lịch tương thích với các tiêu chuẩn trong ASEAN; thành lập Hội đồng nghề du lịch quốc gia và Hội đồng cấp chứng chỉ nghề du lịch.

Tăng cường quản lý Nhà nước về du lịch: Rà soát, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia trong lĩnh vực du lịch theo hướng hội nhập khu vực và quốc tế; nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch phát triển du lịch theo hướng bền vững. Kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong tình hình mới; Nghiên cứu xây dựng mô hình, hệ thống tổ chức, quản lý ngành du lịch đồng bộ, chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả, nâng cao năng lực, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương và địa phương, đáp ứng yêu cầu quản lý liên ngành, liên vùng phát triển du lịch trong tình hình mới…

Theo Xa Giang/vnmedia.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm một Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm một Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đã ra quyết định thành lập và chỉ đạo tổ chức Lễ ra mắt Công đoàn cơ sở Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Gia Lâm.
Vì sao doanh nghiệp phân bón “xin” chịu thuế giá trị gia tăng?

Vì sao doanh nghiệp phân bón “xin” chịu thuế giá trị gia tăng?

(LĐTĐ) Trong khi nhiều ngành hồ hởi bởi được bỏ ra khỏi danh sách phải chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT), thì ngành phân bón lại trông chờ được áp loại thuế này. Thực tế khi áp dụng Luật Thuế số 71/2014/QH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế (Luật Thuế 71) từ ngày 1/1/2015 để giảm gánh nặng giá phân bón cho nông dân, mục đích không những không đạt được mà còn gây tác dụng ngược khi giá thành phân bón bị tăng thêm 5 - 8%.
Gấp rút chuẩn bị nhân lực vận hành Sân bay Long Thành

Gấp rút chuẩn bị nhân lực vận hành Sân bay Long Thành

(LĐTĐ) Theo Cục hàng không Việt Nam, khi đưa vào khai thác giai đoạn 1 năm 2026, với công suất 25 triệu hành khách và 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm, sân bay quốc tế Long Thành cần hơn 13.700 người để vận hành. Công tác chuẩn bị nguồn nhân lực để vận hành “siêu dự án” này đang là yêu cầu gấp rút.
Tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế quận Tây Hồ đạt trên 94%

Tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế quận Tây Hồ đạt trên 94%

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác Bảo hiểm xã hội quận Tây Hồ có sự chuyển biến tích cực, các chính sách Bảo hiểm y tế ngày càng đi vào đời sống nhân dân, năm 2023, tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế đạt 94,3%.
Sợ sai, nhiều doanh nghiệp thẩm định "né" giá đất

Sợ sai, nhiều doanh nghiệp thẩm định "né" giá đất

(LĐTĐ) Trả lời tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 18/3, về tình trạng một số công ty thẩm định giá bị xử lý sai phạm, nhiều doanh nghiệp thẩm định giá lại sợ rủi ro, từ chối thẩm định giá đất gây khó khăn cho nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, sai thì phải xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự.
Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

(LĐTĐ) Ngày 19/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị nói chuyện chuyên đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về hạnh phúc” và Trưng bày, giới thiệu sách với chủ đề “Hạnh phúc cho mọi người”.
Tăng trưởng xanh tạo đà cho bước nhảy vọt về phát triển kinh tế

Tăng trưởng xanh tạo đà cho bước nhảy vọt về phát triển kinh tế

(LĐTĐ) Với tiềm năng, vị thế địa kinh tế trong chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn trong tăng trưởng xanh để có thể chuyển mình, bắt kịp, tiến cùng, vượt lên, đi tắt đón đầu và tạo đà cho một bước nhảy vọt về phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.

Tin khác

Để Trường Sa thêm xanh

Để Trường Sa thêm xanh

(LĐTĐ) Giữa trùng khơi bốn bề sóng vỗ, là màu xanh mướt mắt của những cây bàng vuông, cây phong ba, cây tra... làm dịu đi cái khắc nghiệt của nắng, gió. Mỗi cây trên đảo gắn với một phần đời cán bộ chiến sĩ; lớn lên bằng trách nhiệm và yêu thương của những người lính trên quần đảo Trường Sa.
Cảnh giác trước các trang web mạo danh “Cục An ninh mạng”

Cảnh giác trước các trang web mạo danh “Cục An ninh mạng”

(LĐTĐ) Gần đây, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện các trang mạng xã hội mạo danh “Cục An ninh mạng”; “Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao” lợi dụng lòng tin của nạn nhân muốn sớm lấy lại tài sản sau khi bị lừa đảo, chiếm đoạt trên mạng nhưng thực tế, các đối tượng sẽ tiếp tục dụ dỗ, lừa tiền của các nạn nhân.
Trao hơn 4,8 tỷ đồng giúp phẫu thuật miễn phí cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh

Trao hơn 4,8 tỷ đồng giúp phẫu thuật miễn phí cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh

(LĐTĐ) Nu Skin Việt Nam vừa tổ chức chuỗi sự kiện thường niên kỷ niệm 11 năm thành lập công ty tại thị trường Việt Nam. Tại sự kiện, Nu Skin Việt Nam đã trao tặng hơn 4,8 tỷ đồng cho Chương trình Nhịp tim Việt Nam thuộc VinaCapital Foundation, nhằm mang đến cơ hội phẫu thuật cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh.
Ước mơ trở thành luật sư của cô gái dân tộc Mông 3 lần bị “kéo vợ”

Ước mơ trở thành luật sư của cô gái dân tộc Mông 3 lần bị “kéo vợ”

(LĐTĐ) Khi bố hỏi: “Con có muốn không?”, Sùng Thị Sơ bật khóc nức nở: “Bố cứu con, con không muốn đâu, con muốn được về nhà”. Những lời cầu cứu trong lần thứ 3 bị kéo về nhà một chàng thanh niên lạ làm vợ đến bây giờ Sơ vẫn không thể quên...
Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3: Sống để yêu thương!

Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3: Sống để yêu thương!

(LĐTĐ) Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 không chỉ là dấu mốc thời gian, mà còn là nguồn cảm hứng sâu sắc, khơi gợi những bài học về việc xây dựng hạnh phúc bền vững trong thời đại mới.
Nồm ẩm kéo dài đến bao giờ?

Nồm ẩm kéo dài đến bao giờ?

(LĐTĐ) Cô nhân viên văn phòng mỗi ngày cảm thấy khó chịu với độ ẩm nồm, từ việc lau nhà cho đến bảo vệ con nhỏ. Với cô việc chống nồm cần phải sáng tạo và kiên trì.
TP.HCM: Hơn 5.500 đối tượng cai nghiện và bảo trợ xã hội chưa được cấp mã định danh cá nhân

TP.HCM: Hơn 5.500 đối tượng cai nghiện và bảo trợ xã hội chưa được cấp mã định danh cá nhân

(LĐTĐ) Nguyên nhân do các đối tượng này thuộc diện nhân khẩu đặc biệt như người lang thang, xin ăn, không nơi nương tựa, người bị lẫn, bại não; tính xác thực thông tin qua lời khai phía người cai nghiện còn thấp, một số trường hợp không nhớ thông tin cá nhân, khai không đúng thông tin ban đầu.
Cần chế tài mạnh để xử phạt người nổi tiếng phát ngôn lệch chuẩn

Cần chế tài mạnh để xử phạt người nổi tiếng phát ngôn lệch chuẩn

(LĐTĐ) Mức xử phạt vài triệu đồng đối với nghệ sĩ, người nổi tiếng phát ngôn lệch chuẩn trên mạng là chưa đủ sức răn đe, để hạn chế các tình trạng vi phạm cần có quy định xử phạt mới, tăng mức tiền phạt cũng như hình phạt bổ sung với mỗi hành vi vi phạm.
Để không bị chiếm đoạt quyền điều khiển điện thoại

Để không bị chiếm đoạt quyền điều khiển điện thoại

(LĐTĐ) Để không bị chiếm đoạt quyền điều khiển điện thoại, người dùng chỉ nên tải phần mềm từ các kho ứng dụng chính thức và không thực hiện theo hướng dẫn của các đối tượng lạ; không tải bất kỳ phần mềm nào không rõ nguồn gốc, không nằm trên ứng dụng Store; không được cấp quyền cho bất kỳ ứng dụng lạ nào; không click vào các link người lạ gửi.
Khánh thành công trình lớp học Điểm trường Đồng Đờng, Quảng Trị

Khánh thành công trình lớp học Điểm trường Đồng Đờng, Quảng Trị

(LĐTĐ) Điểm trường Đồng Đờng, Trường Mầm non Sơn Ca (xã Mò Ó, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) được khánh thành và đi vào sử dụng, giúp hơn 70 em nhỏ nơi đây được học tập trong môi trường an toàn, sạch đẹp, không còn phải học lớp ghép và lớp tạm nữa.
Xem thêm
Phiên bản di động