10 sự kiện nổi bật ngành GTVT năm 2015

2015 là năm cuối của nhiệm kỳ Đại hội Đảng XI (2011 - 2015), đây cũng là năm toàn ngành kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống, ngành GTVT đã hoàn thành vượt kế hoạch tất cả các mục tiêu của nhiệm kỳ và ghi dấu ấn bằng những kết quả nổi bật được Đảng, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân ghi nhận.
10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2015 do TTXVN bình chọn

1. Bộ GTVT là “ngôi sao cải cách” trong xây dựng, thực thi pháp luật

Tại lễ công bố chỉ số Hiệu quả hoạt động xây dựng và thi hành pháp luật về kinh doanh của các Bộ năm 2014 (MEI) do Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) tổ chức tháng 6/2015, Bộ GTVT được đánh giá là “có cú lội ngược dòng” ngoạn mục nhất so với các Bộ, ngành còn lại và đứng ở Top đầu của cả 5 bảng xếp hạng các chỉ số. Trước đó 2 năm, gần như tất cả các chỉ số của Bộ GTVT đều xếp ở nhóm cuối.

TS. Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) thuộc nhóm nghiên cứu MEI đánh giá, kết quả tổng thể MEI 2014 cho thấy một bức tranh nhiều hy vọng hơn, với nhiều mảng sáng hơn so với MEI 2012. Trong đó, Bộ GTVT được coi là “ngôi sao cải cách” với rất nhiều tiến bộ ở cả 5 chỉ số. Trong từng chỉ số, điểm tăng thêm của Bộ GTVT cũng cao gấp nhiều lần điểm tăng thêm trung bình của các Bộ (cao hơn gấp 6 lần ở Chỉ số hiệu quả rà soát, kiểm tra tổng kết thi hành pháp luật; Hơn gấp 3 lần ở Chỉ số chất lượng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL); Hơn gấp 2 lần ở Chỉ số hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật).

2. Lần thứ hai liên tiếp dẫn đầu cải cách hành chính

Bộ GTVT cũng lần thứ hai liên tiếp dẫn đầu 19 Bộ, ngành về các chỉ số cải cách hành chính với 81,83 điểm, theo kết quả đánh giá của Bộ Nội vụ. Chưa bao giờ doanh nghiệp, người dân có thể dễ dàng đối thoại với cơ quan quản lý như thời gian qua. Chỉ riêng Bộ trưởng Đinh La Thăng và các Thứ trưởng đã hơn 10 lần trực tiếp giải đáp kiến nghị, thắc mắc của các doanh nghiệp vận tải đường bộ, đường thủy, hàng không, đường sắt tại các hội nghị đối thoại. Hàng trăm ý kiến, kiến nghị của người dân được lãnh đạo Bộ tiếp thu, giải quyết thông qua đường dây nóng hoặc qua báo chí.

Năm 2015, Bộ GTVT đã hoàn thành vượt kế hoạch xây dựng các VBQPPL, đẩy mạnh thực hiện các thủ tục cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 4. Cũng trong năm, Bộ GTVT đã nỗ lực hoàn thiện dự thảo Bộ luật Hàng hải sửa đổi và trình Quốc hội thông qua với nhiều nội dung mang tính đột phá, tạo đà đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển.

6
Bộ trưởng Đinh La Thăng trực tiếp chỉ đạo tại dự án xây dựng cảng Nghi Sơn, Thanh Hóa - Ảnh: Phúc Tuấn

Mức thăng hạng ấn tượng của Việt Nam được ghi nhận trên hai chỉ số mức hữu dụng và chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông. Năm 2015, Việt Nam đứng ở vị trí 67, tăng 36 bậc trong 5 năm qua (2011 - 2015) theo như báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF); Năm 2014, theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, chỉ số hoạt động logistics (LPI) của Việt Nam đạt 3,5/5 điểm, xếp thứ 48 trong bảng xếp hạng LPI của thế giới, tăng 5 bậc so với năm 2013; Tốc độ phát triển của thị trường logistics ở Việt Nam trung bình đạt từ 16 - 20%/năm.3. Năng lực hạ tầng giao thông thăng hạng ấn tượng

Có được kết quả đó là do trong những năm qua, dù đất nước còn nhiều khó khăn, nhưng Đảng, Quốc hội, Chính phủ vẫn ưu tiên nguồn lực đáng kể đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông. Thực hiện Nghị quyết 13 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng Khóa XI về “Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”, dù trong bối cảnh nguồn lực rất khó khăn, ngành GTVT vẫn huy động được nguồn vốn lớn để đầu tư các dự án hạ tầng giao thông.

Trong 5 năm qua, ngành GTVT đã hoàn thành hơn 300 công trình hạ tầng giao thông lớn, góp phần thay đổi diện mạo đất nước. Trong số này có rất nhiều cụm công trình, công trình hiện đại, tầm cỡ như: Các dự án nâng cấp, mở rộng QL1, đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên; Tháng 12/2015, cụm công trình cửa ngõ mới của Hà Nội là Nhà ga quốc tế T2 Nội Bài, đường nối Nhật Tân - Nội Bài và cầu Nhật Tân được JICA trao giải cống hiến; Nhiều công trình đường cao tốc như: Cầu Giẽ - Ninh Bình, Nội Bài - Lào Cai; TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, TP HCM - Trung Lương...

Về giao thông nông thôn, 5 năm qua, ngành GTVT đã xây dựng mới, nâng cấp được 47.436 km; mở mới 61.400 km đường thôn xóm, hoàn thành đề án “Xây dựng cầu dân sinh đảm bảo ATGT vùng dân tộc thiểu số” đầu tư xây dựng 4.145 cầu, trong đó có 3.664 cầu cứng và 481 cầu treo tại 50 tỉnh, thành. Đến nay, Bộ GTVT đã triển khai xây dựng 235 cầu, đưa vào khai thác 195 cầu.

4. Thông xe toàn tuyến QL1 Thanh Hóa - Cần Thơ và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên vượt kế hoạch 12 - 18 tháng

Tính đến hiện tại, đây là 2 dự án có nhiều kỷ lục nhất: Quy mô lớn nhất (tổng mức đầu tư hơn 116.600 tỷ đồng), GPMB nhiều nhất, trải dài nhất nhưng lại hoàn thành nhanh nhất (rút ngắn từ 12 - 18 tháng). Việc thực hiện dự án hạ tầng giao thông có quy mô lớn nhất từ trước tới nay, trong khi chỉ sử dụng gần 54% kinh phí từ ngân sách Nhà nước, huy động được hơn 46% kinh phí ngoài ngân sách (54 nghìn tỷ đồng) là bước đột phá lớn, hiện thực hóa chủ trương của Đảng về thu hút mạnh các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, mở rộng hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.

Quá trình triển khai các dự án đã tiết giảm so với tổng mức vốn dự kiến ban đầu khoảng 17.082 tỷ đồng. Trong số này, các dự án đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước, vốn Trái phiếu Chính phủ tiết giảm hơn 14.200 tỷ đồng. 2.823 tỷ đồng còn lại được tiết giảm từ các dự án đầu tư theo hình thức BOT.

Sau khi các dự án được đưa vào khai thác, tuyến Hà Nội - Cần Thơ đã giảm ít nhất 7 - 10 giờ chạy xe. Tuyến từ Tây Nguyên về TP Hồ Chí Minh và ngược lại cũng giảm ít nhất 3 - 4 giờ chạy xe.

7
Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Ảnh: Lã Anh

5. Khai thác đường cao tốc hiện đại nhất: Hà Nội - Hải Phòng

105,5 km cao tốc Hà Nội - Hải Phòng được đầu tư hiện đại, sử dụng công nghệ mới có lớp tạo nhám, chống ồn, camera giám sát toàn tuyến đưa vào khai thác không chỉ mở đường cho các tỉnh đồng bằng sông Hồng thông ra biển lớn chỉ với 1 giờ đồng hồ (so với 3 giờ trước đây) mà còn mở ra phương thức mới trong đầu tư cơ sở hạ tầng. Đây là tuyến cao tốc có quy mô lớn và hiện đại nhất Việt Nam hiện nay do Ngân hàng Phát triển Việt Nam chủ trì thu xếp vốn trong nước, nước ngoài và cho vay đầu tư theo cơ chế thị trường. Sau khi hoàn thành có thể chuyển nhượng quyền khai thác tuyến để lấy vốn đầu tư dự án khác.

Việc thông xe cao tốc Hà Nội - Hải Phòng nâng tổng số đường cao tốc tại Việt Nam lên 704 km, vượt kế hoạch 104 km (hơn 20%) so với mục tiêu ban đầu. Tại lễ khánh thành tuyến đường, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá điều này rất có ý nghĩa khi chúng ta vượt chỉ tiêu trong điều kiện kinh tế hết sức khó khăn. “Theo kế hoạch, đến năm 2020, Việt Nam phấn đấu có 2.000 km đường cao tốc. Tuy nhiên, Bộ GTVT đang nỗ lực phấn đấu đến năm 2020 có thể đạt 2.500 km đường cao tốc. Tôi rất mong chúng ta đạt được mục tiêu này để tạo đột phá, phát triển KT - XH”, Thủ tướng nhấn mạnh.

6. Quốc hội nhất trí đầu tư CHK quốc tế Long Thành, hàng không nhiều chuyển biến

Với giải trình thuyết phục và công phu của Chính phủ, Bộ GTVT…, 93% đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không (CHK) quốc tế Long Thành. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, đây là dự án quan trọng đối với vùng động lực phát triển phía Nam và cả nước, tác động đến nhiều ngành, lĩnh vực, được đông đảo cử tri quan tâm. Quốc hội giao Chính phủ chỉ đạo lập báo cáo nghiên cứu khả thi đối với từng giai đoạn của dự án và báo cáo Quốc hội thông qua trước khi quyết định đầu tư.

Việc đầu tư CHK quốc tế Long Thành là việc làm quan trọng để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng hàng không, giải quyết bài toán quá tải của CHK quốc tế Tân Sơn Nhất và hướng tới việc hình thành phát triển một CHK trung chuyển quốc tế đầu tiên của Việt Nam.

Theo đánh giá của Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO), Việt Nam là nước thứ ba có tốc độ tăng trưởng hàng không cao nhất trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Năm 2015, ghi nhận hàng loạt cơ sở hạ tầng hàng không được đầu tư nâng cấp như: Nhà ga T2 Nội Bài, sân bay Thọ Xuân, sân bay Pleiku… và sự tăng trưởng thị phần ấn tượng của Vietjet, chất lượng dịch vụ 4 sao của Vietnam Airlines. Dù hạ tầng giao thông và nhà ga Tân Sơn Nhất quá tải gây chậm chuyến dây chuyền, tỷ lệ tàu bay đúng giờ, hành lý thất lạc trong năm 2015 đã giảm đáng kể so với năm trước.

7. Năm thứ tư liên tiếp TNGT giảm sâu cả 3 tiêu chí

Đây cũng là năm thứ 4 liên tiếp kể từ năm 2012 đến nay, TNGT giảm cả ba tiêu chí cho thấy, công tác đảm bảo ATGT đã dần đi vào chiều sâu, TNGT được kéo giảm bền vững. Trong cả nhiệm kỳ 5 năm (2011 - 2015) đã giảm hơn 12.000 người chết so với nhiệm kỳ 2006 - 2010 (tương đương mức giảm hơn -20%).

Có được điều đó là nhờ sự định hướng rõ ràng, chỉ đạo, giám sát thường xuyên của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban ATGT Quốc gia và cả hệ thống chính trị, toàn xã hội đã vào cuộc, cùng hướng tới mục tiêu kéo giảm 5 - 10% TNGT mỗi năm. Đặc biệt là sự chủ động, đổi mới quản lý của Bộ GTVT trong công tác quản lý vận tải, siết chặt kinh doanh vận tải, đổi mới chương trình đào tạo, quản lý người lái và phương tiện.

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Nguyễn Xuân Phúc trong giai đoạn 2016 - 2020 sẽ phấn đấu kéo giảm số người chết do TNGT xuống dưới 5.000 người.

5
Cảng biển thu hút vốn đầu tư kỷ lục (Trong ảnh: Tàu lớn đang làm hàng tại cảng Hải Phòng) - Ảnh: Thanh Bình

8. Vốn xã hội hóa huy động kỷ lục, tiết giảm lớn vốn đầu tư

Năm 2015, ngành GTVT tiếp tục tái cơ cấu mạnh mẽ với trọng tâm là tái cơ cấu đầu tư công. Trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư hạn hẹp, ngành GTVT đã huy động tối đa mọi nguồn lực để tạo đột phá phát triển kết cấu hạ tầng, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Giai đoạn 2011 - 2015, số vốn ngoài ngân sách kêu gọi cho đầu tư kết cấu hạ tầng đường bộ lên tới mức kỷ lục 180.883 tỷ đồng (chiếm 81,45% tổng số vốn huy động được từ trước đến nay); Lĩnh vực cảng biển thu hút được 121.453 tỷ đồng, (chiếm 77% tổng số vốn huy động được từ trước đến nay).

Cùng với huy động tối đa mọi nguồn lực để phát triển nhanh hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại, đồng bộ, công tác quản lý, sử dụng các nguồn vốn đầu tư được Bộ GTVT thực hiện hiệu quả. Bộ đã rà soát 68 dự án và tiết giảm được một lượng lớn vốn đầu tư lên đến 57.242 tỷ đồng so với tổng mức vốn đầu tư dự kiến ban đầu.

9. Ngành có tốc độ cổ phần hóa nhanh nhất nước

Năm 2015, ngành GTVT tiếp tục được đánh giá có tốc độ cổ phần hóa nhanh nhất nước. Theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, giai đoạn 2011 - 2015, Bộ GTVT sẽ thực hiện triển khai CPH 70 doanh nghiệp, nhưng Bộ GTVT đã đăng ký và đề xuất thực hiện CPH thêm 67 doanh nghiệp nữa.

Tính đến hết năm 2015, Bộ GTVT đã hoàn thành CPH 137 doanh nghiệp, vượt gần 100% so với kế hoạch giao. Trong số này, có nhiều tổng công ty có quy mô lớn, trước đây rất khó thực hiện CPH như: Tổng công ty CHK Việt Nam (ACV), Hàng không VN (VNA), Hàng hải VN (Vinalines)... Bộ GTVT cũng là ngành tiên phong tái cơ cấu, CPH các đơn vị sự nghiệp công lập, đánh dấu bằng sự kiện IPO và CPH thành công Bệnh viện GTVT T.Ư.

Đánh giá về kết quả CPH tại Bộ, ông Nguyễn Trọng Dũng, Vụ trưởng Vụ Đổi mới doanh nghiệp (Văn phòng Chính phủ) khẳng định: “Chưa có Bộ nào triển khai CPH mạnh mẽ như Bộ GTVT. Chính phủ từng đánh giá, nếu tất cả các Bộ đều làm được như Bộ GTVT, không còn phải lo gì”.

Không dừng lại ở số lượng và tiến độ, chất lượng và hiệu quả các doanh nghiệp sau khi tái cơ cấu, CPH cũng được đánh giá cao. Hầu hết các tổng công ty sau CPH đều duy trì được mức tăng trưởng cao về cả doanh thu và thu nhập người lao động. Các doanh nghiệp trước đây thua lỗ, trì trệ, nhiều kiện cáo như: Vinawaco, CIENCO8, Tổng công ty vận tải thủy... sau CPH đều thoát cảnh nợ nần, hoạt động ổn định.

10. Bộ đầu tiên quy hoạch lại báo chí, nâng cao hiệu quả truyền thông

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ trưởng Đinh La Thăng, Bộ GTVT là Bộ đi đầu trong công tác quy hoạch, tổ chức sắp xếp lại các cơ quan báo chí trong ngành theo tinh thần chỉ đạo của Ban Chấp hành T.Ư Đảng. Đến nay, Bộ GTVT chỉ còn 1 báo và 1 tạp chí. Từ 1/4/2015, Bộ GTVT đã dừng xuất bản Báo Đường sắt và các Tạp chí Đường bộ VN, Hàng hải VN, Hàng không VN, Đăng kiểm, Đường thủy nội địa VN và tập trung nâng cao chất lượng Báo Giao thông, Tạp chí Giao thông vận tải.

Việc sắp xếp lại các báo, tạp chí của ngành vào Báo Giao thông vừa tiết kiệm được chi phí, vừa hội tụ nguồn lực để cơ quan truyền thông của Bộ phát triển chuyên nghiệp và hiệu quả hơn, nâng cao được chất lượng truyền thông của ngành.

Theo Báo Giao thông

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Nhằm kết nối công nhân, hướng về cơ sở, xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Đáng chú ý là Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Hát cho công nhân nghe - nghe công nhân hát” vào sáng 24/4/2024.
55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

(LĐTĐ) Sáng 24/4, các cấp Công đoàn thành phố Đà Nẵng và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tham gia buổi hòa giải lần thứ nhất vụ Công ty Cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng nợ tiền lương, trợ cấp thôi việc của 89 người lao động.
LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty CP Bê tông Minh Đức tổ chức thăm hỏi, tặng quà đoàn viên mắc bệnh hiểm nghèo nhân dịp Tháng Công nhân năm 2024.
17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam (Mining Vietnam 2024) đã được khai mạc tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch xây dựng Quốc gia (NECC), quận Từ Liêm, Hà Nội do Informa Markets Việt Nam tổ chức.
Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Chiều 24/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đến thăm, tặng quà một số thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Huyện Thạch Thất phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

Huyện Thạch Thất phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, tại Hội trường Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) huyện phối tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); biểu dương “Công nhân giỏi - Lao động giỏi” năm 2024.
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa thông báo triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại Nhà Quốc hội.

Tin khác

Phòng chống nắng nóng, xâm nhập mặn tại Thành phố Hồ Chí Minh

Phòng chống nắng nóng, xâm nhập mặn tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) triển khai hàng loạt giải pháp để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra do nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2024.
Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

(LĐTĐ) Huyện Thanh Oai đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm phát huy giá trị, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; đồng thời, khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng.
Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

(LĐTĐ) Chiều 18/4, tại xã Mông Hóa, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hòa Bình và Công ty TNHH Nước sạch Hòa Bình - Xuân Mai (đơn vị thành viên của Công ty cổ phần nước AquaOne) tổ chức Lễ khởi công giai đoạn 1 Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống cấp nước Xuân Mai - Hòa Bình.
Khánh Hoà: Người dân thành kính dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Khánh Hoà: Người dân thành kính dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Ngày 18/4 (mùng 10/3 âm lịch) nhiều người dân đã đến Đền thờ Hùng Vương để dâng hương trong ngày Giỗ Tổ.
Thành phố Vinh tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Thành phố Vinh tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức ngày 10/3 âm lịch), tại Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia đền Hồng Sơn, thành phố Vinh long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức 10/3 âm lịch), dù trời mưa nhưng đông đảo người dân cả nước và kiều bào ở nước ngoài đã đội mưa tham gia lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

(LĐTĐ) Về Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS năm 2023), Hưng Yên xếp vị trí thứ 7/63 tỉnh, thành phố; trong khi Quảng Ninh là địa phương dẫn đầu.
Ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức mùng 10/3 âm lịch năm Giáp Thìn), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, tổ chức trọng thể Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng. Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng đông đảo người dân, đồng bào ta ở nước ngoài dự và dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương.
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức 10/3 âm lịch - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Khuyến khích phong trào đọc sách trong cộng đồng

Khuyến khích phong trào đọc sách trong cộng đồng

(LĐTĐ) Tối 17/4, tại Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba.
Xem thêm
Phiên bản di động